Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 43)

Bộ luật Tố tụng Hình sự của Liên bang Nga được Đuma quốc gia Liên bang Nga thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2001 và được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn ngày 5 tháng 12 năm 2001, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2002. Bộ luật này thay thế Bộ luật Tố tụng Hình sự được thông qua ngày 27/10/1960. Bộ luật được xây dựng gồm có 5 phần, 18 chương và 473 điều.

Tại mục 2 - Những nguyên tắc của Tố tụng Hình sự trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Liên bang Nga không quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cũng được thể hiện thông qua việc quy định về nguyên đơn dân sự (Điều 44), bị đơn dân sự (điều 54), sự tham gia hoạt động xét xử của nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự (Điều 250), giải thích quyền của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (Điều 268), nội dung, trình tự, thủ tục tranh luận của các bên (Điều 292), những vấn đề được Tòa án giải

quyết khi ra bản án (Điều 299), Những vấn đề khác cần quyết định trong phần quyết định của bản án (Điều 309).

Tại khoản 3 Điều 42 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga quy định: "Người bị hại được bảo đảm được bồi thường thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra và cả những chi phí trong việc họ tham gia vào quá trình điều tra và xét xử vụ án, bao gồm cả chi phí cho người đại diện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật này" [51]. Khoản 4 Điều 42 quy định: "Theo yêu cầu của người bị hại về việc bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ, mức bồi thường do Tòa án xét xử vụ án hình sự quyết định hoặc được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự" [51]. Từ quy định này chúng ta có thể hiểu rằng việc giải quyết về phần bồi thường thiệt hại cho người bị hại được tiến hành đồng thời với vụ án hình sự hoặc có thể được tách ra và giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 44 quy định:

Nguyên đơn dân sự là thể nhân hoặc pháp nhân có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản khi có căn cứ để cho rằng thiệt hại đối với họ là do tội phạm trực tiếp gây ra. Quyết định công nhận nguyên đơn dân sự được thể hiện trong quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Thẩm phán, kiểm sát viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu. Nguyên đơn dân sự có thể đệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với thiệt hại về tinh thần [51].

Như vậy, điều luật này đã đưa ra khái niệm nguyên đơn dân sự là thể nhân hoặc pháp nhân có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản do tội phạm trực tiếp gây ra. Để thực sự trở thành nguyên đơn dân sự thì phải có một quyết định của tòa án hoặc của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu công nhận họ là nguyên đơn dân sự trong vụ án đó. Bộ luật còn quy định về thời hạn nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn dân sự và quyền rút đơn kiện dân sự của nguyên đơn dân sự. Cụ

thể tại khoản 2 Điều 44 quy định: "Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được đệ trình sau khi khởi tố vụ án hình sự nhưng trước khi kết thúc việc điều tra. Đối với đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, nguyên đơn dân sự được miễn nộp lệ phí" [51]. Khoản 5 Điều 44 quy định: "Nguyên đơn dân sự có thể rút đơn kiện vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án, nhưng phải trước khi Tòa án nghị án để ra bản án. Việc rút đơn kiện sẽ dẫn đến việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường dân sự" [51].

Điều 250 quy định về sự tham gia của nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự tại phiên tòa:

1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và (hoặc) người đại diện của họ tham gia vào quá trình xét xử. 2. Tòa án có quyền giải quyết vụ kiện dân sự trong trường hợp nguyên đơn dân sự vắng mặt nếu: a) nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ yêu cầu; b) Kiểm sát viên bảo vệ đơn kiện; c) Bị cáo hoàn toàn đồng ý với đơn kiện dân sự. 3. Trong những trường hợp còn lại nếu nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì Tòa án có quyền không giải quyết vụ kiện dân sự. Trong trường hợp này nguyên đơn dân sự có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự [51].

Khoản 2 Điều 309 quy định: "Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành tính toán bổ sung liên quan đến vấn đề dân sự đòi hỏi phải tạm hoãn việc xét xử thì Tòa án có thể chấp nhận đơn kiện dân sự và chuyển vấn đề về mức bồi thường dân sự để xem xét theo thủ tục tố tụng dân sự" [51]. Trường hợp này có thể được hiểu là một căn cứ của việc tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự như quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Trong phần tranh luận, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ đều có quyền tham gia vào quá trình tranh luận để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Tòa án ra bản án. Trong phần quyết định của bản án Tòa án sẽ quyết định có chấp nhận đơn kiện dân sự không, chấp nhận bên nào và với mức bao nhiêu, đồng thời quyết định xem việc xử lý tài sản bị kê biên để bảo đảm giải quyết vấn đề dân sự hoặc tịch thu tài sản như thế nào.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)