- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 không quy định thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
a) Nguyên nhân khách quan
- Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các vụ án hình sự có giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự tăng lên rất nhiều và việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong các vụ án đó ngày càng phức tạp. Việc xác định đúng về những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao tại các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu, nhiều địa phương còn thiếu nguồn tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm các chức danh tư pháp như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã tạo ra áp lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình.
- Về cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chúng ta mới chỉ có Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và một số quy định rải rác về việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự do đó chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một thực tế là việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự còn thiếu nhất quán, gặp nhiều sai lầm, thiếu sót.
- Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, bản thân Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định rõ ai, cơ quan nào có quyền tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết. Vấn đề đặt ra là các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự không hay quyết định tách vụ án chỉ được thực hiện bởi Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm? Bản thân những người tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quyền quyết định việc tách này như thế nào, trên cơ sở và căn cứ pháp lý cụ thể nào? Những người tham gia tố tụng có quyền đề nghị tách phần dân sự để giải quyết bằng một vụ án dân sự hay không?
- Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đưa ra một loạt các khái niệm như "vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", "chưa có điều kiện chứng minh", "không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự" nhưng không giải thích hay làm rõ về các khái niệm này nên những người tiến hành tố tụng thường có cách hiểu khác nhau theo ý chí chủ quan, cảm tính của mình do đó dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành quy định một nguyên tắc cơ bản buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành một hoạt động tố tụng là giải quyết vấn đề dân sự đồng thời với việc giải quyết vụ án hình sự nhưng lại không quy định cách thức, trình tự, chuẩn mực cụ thể cho việc thực hiện quy định này. Chính vì vậy, về mặt thủ tục tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thường áp dụng, giải quyết theo sự nhận thức chủ quan của mình mà không có một cách thức hay một chuẩn mực chung nào dẫn đến tình trạng áp dụng thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thiếu thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 đã đưa ra khái niệm về người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự nhưng chưa đưa ra khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án từ đó dẫn đến việc có sự nhầm lẫn khi xác định tư cách tham gia tố tụng của loại người này làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình giải quyết vấn đề dân sự.
- Bộ luật Tố tụng Hình sự đã đưa ra khái niệm, quy định các quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì khái niệm này còn nhiều điểm hạn chế cần phải sửa đổi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức bị hành vi phạm tội xâm hại. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì trường hợp tội phạm trực tiếp xâm hại tới tài sản của cá nhân thì người bị thiệt hại đương nhiên có tư cách tham gia tố tụng là người bị hại, còn trường hợp tội phạm trực tiếp xâm hại tới tài sản của cơ
quan, tổ chức thì các cơ quan, tổ chức này chỉ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự nếu họ có đơn yêu cầu bồi thường. Trường hợp họ không có đơn yêu cầu bồi thường thì họ không được tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự và do đó thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức cũng không được xem xét, giải quyết. Theo chúng tôi đây là một điểm bất hợp lý, gây mất bình đẳng giữa những người tham gia tố tụng đồng thời không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó cần phải sửa đổi quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về nguyên đơn dân sự.
Bên cạnh đó, một số bản án bị sửa phần dân sự còn do những người tham gia tố tụng thay đổi lời khai, tại phiên tòa cung cấp thêm những tình tiết mới.