- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 không quy định thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
b) Nguyên nhân chủ quan
3.2.2. Về áp dụng pháp luật
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý và là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tiến hành tố tụng tiến hành giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự có chính xác không còn phụ thuộc vào quá trình vận dụng pháp luật để giải quyết trong từng vụ án cụ thể. Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp khắc phục như sau:
- Trước hết cần hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về các nội dung của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Đồng thời phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ, thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự nói riêng, đặc biệt là các văn bản pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, các thông tư liên tịch, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để vận dụng giải quyết các vụ án cụ thể được chính xác.
- Cần có sự cân nhắc khi quyết định tách hay không tách vụ án sao cho vừa có lợi cho việc giải quyết vụ án vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
- Khi áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự phải hiểu một cách đầy đủ, chính xác các khái niệm và nội dung quy định của pháp luật về người tham gia tố tụng nói chung và những người tham gia tố tụng có liên quan trực tiếp tới việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cần có sự so sánh, phân biệt giữa những loại người tham gia tố tụng này để hiểu được bản chất của từng loại người từ đó có thể xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của từng loại người trong vụ án.
- Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên cạnh việc xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần coi trọng cả việc giải quyết vấn đề dân sự. Không nên chỉ coi trọng việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự mà coi thường vấn đề dân sự trong vụ án. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần điều tra kỹ vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án giúp cho Tòa án có cơ sở vững chắc để quyết định đúng phần bồi thường thiệt hại. Tòa án cũng cần chú tâm giải quyết phần dân sự cho đúng luật, chính xác, tránh tuyên án chung chung dẫn đến trường hợp phải giải thích nhiều lần hoặc hủy án để xét xử lại.
- Những người tiến hành tố tụng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm để quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nói riêng được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự và theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng
thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố và xét xử án hình sự. Đặc biệt đối với các vụ án mà người bị hại đã chết, cơ quan điều tra phải lấy lời khai của những người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết để họ cử người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Cơ quan điều tra phải điều tra kỹ về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, về tình hình tài sản, điều kiện kinh tế của bị cáo trong vụ án hình sự để có căn cứ khi xét xử Tòa án quyết định về bồi thường dân sự và áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản.
- Đối với các vụ án phức tạp hoặc có nhiều quan điểm khác nhau thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, tìm hiểu tài liệu và các quy định của pháp luật về vấn đề chưa rõ, cũng có thể làm công văn trao đổi nghiệp vụ hoặc báo cáo trực tiếp với cơ quan cấp trên để hạn chế các vi phạm tố tụng, sai sót về nội dung khi giải quyết vụ án.
- Làm tốt hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án. Đặc biệt là đối với ngành Tòa án, nơi ra phán quyết cuối cùng để giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.