Mối quan hệ với nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 31)

danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân

Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân như sau:

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật [4].

Thực hiện nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân là tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc giải quyết

vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nói cách khác, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được đặt ra nhằm mục đích bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là những giá trị xã hội cao nhất được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, tổ chức đều bị xử lý theo pháp luật. Theo Điều 42 Bộ luật Hình sự thì: Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại [2]. Điều này có nghĩa là mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân được luật hình sự bảo vệ ngoài việc làm phát sinh trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội còn làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Nếu cá nhân bị tội phạm xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, nhiệmdanh dự, nhân phẩm, tài sản... thì họ sẽ được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại khi hành vi phạm tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản... của công dân phải được giải quyết theo một nguyên tắc nhất định. Đó là nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Ngược lại, việc giải quyết đúng đắn vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tốt nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Việc giải quyết thỏa đáng vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, đặc biệt là xác định mức bồi thường thiệt hại đúng đắn, hợp lý có nghĩa là sẽ đảm bảo cho mọi hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đều phải bồi thường và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, còn có ý nghĩa giáo dục những người khác ý thức tuân thủ pháp luật,

bảo vệ quyền bất khả xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Ngoài ra, thông qua việc bồi thường thiệt hại, nguyên tắc này còn góp phần bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích dân sự bị xâm hại của người bị hại. Khi giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự phải tuân theo những quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự như: căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người gây ra; thời hạn người bị thiệt hại được hưởng bồi thường do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người phạm tội gây ra... để từ đó xác định được mức bồi thường thiệt hại phù hợp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án để phần nào bù đắp được những tổn thất về vật chất và tinh thần mà họ đã bị mất mát do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo gây ra.

Như vậy, có thể thấy giữa nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân có mối quan hệ chặt chẽ nhất, gần gũi nhất bởi vì việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trực tiếp liên quan đến việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của cá nhân, tổ chức bị tội phạm xâm hại. Hơn nữa, tội phạm đã xảy ra, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản của công dân đã bị xâm hại thì việc Nhà nước bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản được thực hiện và thể hiện rõ nét nhất thông quan việc giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, việc quy định rõ nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự còn có tác dụng giáo dục những người khác không thực hiện hành vi phạm tội. Nếu họ thực hiện hành vi phạm tội thì ngoài trách nhiệm hình sự phải gánh chịu, họ còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Do đó, thực hiện tốt

nguyên tắc này cũng trực tiếp góp phần vào việc thực hiện nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)