I Chỉ tiêu thanh khoản
2.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh ACB Hà Nộ
Hoạt động Ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn trả (kể cả thời gian gia hạn nợ) đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng nếu không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng.
Nợ quá hạn là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng như trong hợp đồng tín dụng, song lại không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn.
Bất kì ngân hàng nào cũng tồn tại nợ quá hạn nhưng ở mức độ khác nhau tùy từng ngân hàng. Vì thế, công cụ đo lường phổ biến phả ánh tình hình RRTD là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đó đang trong tình trạng nguy hiểm cao. Do đó, để có thể đánh giá một cách xác thực tình hình nợ quá hạn chúng ta phải xem xét phân tích nợ quá hạn của Chi nhánh dưới
Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh ACB Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu
đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 782.210 631.893 1.496.523
Nợ quá hạn 16.179 17.123 25.089
Tỷ lệ nợ quá hạn(%)
2,07 2,71 1,68
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ACB Hà Nội
Từ bảng trên ta nhận thấy: tỷ trọng nợ quá hạn ở chi nhánh ACB Hà Nội trong những năm qua chiếm tỷ trọng không cao và đang có xu hướng giảm dần (năm 2007 là 2,07%, năm 2008, tỷ lệ này tăng lên 2,71% do tình hình khủng hoảng của thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; sang 2009, tỷ lệ này đã được khắc phục đáng kể và giảm xuống chỉ còn 1,68%); điều này cho thấy dấu hiệu tốt đẹp trong QLRRTD tại Chi nhánh.