Giải pháp xử lý khắc phục khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 103)

I Chỉ tiêu thanh khoản

3.2.1.4Giải pháp xử lý khắc phục khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn.

Sau khi cấp TD, chi nhánh ACB Hà Nội cần theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu thấy có những dấu hiệu không bình thường sau thì chi nhánh cần tìm những biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:

- Trì hoãn nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng.

- Chậm trễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với chi nhánh. - Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư.

- Có sự gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thanh toán được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán.

- Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự thay người từ chức hoặc bỏ trốn.

- Doanh nghiệp gặp khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công, bãi công… - Có sự thay đổi chế độ tài chính doanh nghiệp, sát nhập hoặc giải thể.

- Hoàn trả nợ vay chậm quá kì hạn, không đầy đủ như cam kết.

- Các thảm họa thiên tai xảy ra như: bão lụt, hỏa hoạ hoặc tham ô, mất trộm…

 Biện pháp xử lý khi các khoản nợ không tốt phát sinh. Khi phát hiện các khoản vay có dấu hiệu bị “đe dọa” không được hoàn trả, chi nhánh nên thực hiện các biện pháp điều chỉnh nguồn vốn kịp thời nhằm phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở thay đổi các biện pháp quản lý khách hàng, chi nhánh nên tiếp tục giúp đỡ khách hàng hay tạo cơ hội, để một khoảng thời gian cho phép khách hàng đủ tái tạo khả năng trả nợ như:

Thứ nhất, đưa ra lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp về những vấn đề: tiêu thụ sản phẩm, sản xuất kinh doanh… hoặc mời chuyên gia tư vấn cho Doanh nghiệp.

Thứ hai, sắp xếp, kết cấu lại khoản nợ cho khách hàng bằng cách kéo dài thời hạn nợ, chuyển nợ ngắn hạn thành trung hạn cho doanh nghiệp tránh lãi suất Nợ quá hạn và có cơ hội tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng chính là tăng thêm thu nhập cho ngân hàng vì lãi suất trung hạn luôn lớn hơn lãi suất ngắn hạn.

Thứ ba, có thể cấp thêm vốn tín dụng nếu đây là những khó khăn nhất thời của doanh nghiệp giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trước đó CBTD cần phân tích kĩ lại những rủi ro để khai thác khả năng cải thiện tình hình tài chính lành mạnh hơn như: thay đổi phương án sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh.

 Biện pháp mang tính chất thanh lý.

Việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn trên đây ít nhiều cũng tăng thêm chi phí, tốn kém cho ngân hàng; nhưng so với thiệt hại do mất vốn vì những khoản vay không được hoàn trả thì chi phí trên là rất nhỏ. Trên thực tế, khi vận dụng mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình thì ngân hàng buộc phải thanh lý các khoản nợ có vấn đề này, bởi đối với ngân hàng, việc áp dụng các biện pháp thanh lý là hạ sách do chi phí khá lớn, vướng vào những thủ tục pháp lý rắc rối, thêm vào đó, biện pháp này không những làm mất đi của doanh nghiệp một bạn hàng mà còn gây tiếng xấu đối với CBTD, dễ dẫn tới sự nghi ngờ của khách hàng về khả năng sinh lời của ngân hàng, chưa kể việc liên quan đến pháp luật

những quy trình thủ tục một cách nghiêm túc, tránh sai phạm, nên có sự kết hợp với các chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp…để giảm thiểu tranh chấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 103)