Đối với chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan có liên quan 1 Đối với chính phủ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 107)

I Chỉ tiêu thanh khoản

3.3.1. Đối với chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan có liên quan 1 Đối với chính phủ.

3.3.1.1 Đối với chính phủ.

Môi trường pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực; nó tạo ra một hành lang những quy định, thể chế chặt chẽ mang tính cưỡng chế buộc các chủ thể phải tuân theo. Ngân hàng và khách hàng có mối ràng buộc chặt chẽ thông qua các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên mức độ tuân thủ của các bên tham gia hợp đồng tùy thuộc vào sự hoàn thiện và tính hiệu lực của hệ thống pháp lý. Vì vậy:

Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, dần xóa bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng tín dụng ngân hàng trở thành hình thức phân phát vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; đồng thời có những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi luật và tránh được sự chồng chéo của cơ quan quản lý. Song song với đó, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi khó khăn.

Nhà nước trong thời gian qua đã có một kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hợp lý, song tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí vốn tại Ngân hàng vẫn còn tồn tại, trở thành vấn để nhức nhối cần phải khắc phục. Vì vậy nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các định mức kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế của từng ngành và lĩnh vực kinh doanh. Điều đó giúp cho Ngân hàng tiện trong việc so sánh, thẩm định và xét duyệt tính khả thi của các dự án kinh doanh …

Thứ hai, Chính phủ nên phổ biến rộng rãi việc xếp loại đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chương trình bình chọn các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả giúp cho ngân hàng yên tâm hơn trong khi cho vay đối với các doanh nghiệp này, nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp được bình chọn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh, việc này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi cách hoàn thiện hơn chu trình công nghệ để làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng vốn của Ngân hàng, đưa đất nước phát triển hơn nữa.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán có thể nâng cao chất lượng kiểm toán của mình, để nâng độ chính xác trong báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần vay vốn gửi cho Ngân hàng. Đồng thời nhà nước cần phải có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê một cách đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần ban hành những chế tài xử lý mạnh để các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành, có trách nhiệm cao trong quá trình cung cấp thông tin cho khách hàng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội để tách bạch cho vay thương mại và cho vay chính sách ở các ngân hàng thương mại. Đảm bảo cho các ngân hàng thương mại được tự chủ trong quyết định cho vay, tránh tình trạng nợ tồn đọng, nợ khoanh…làm đọng vốn của ngân hàng.

Cuối cùng, Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ trong kinh doanh của các Ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các TCTD.

3.3.1.2 . Đối với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan.

Công tác QLRRTD tại Ngân hàng luôn cần được hoàn thiện, vì vậy các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ tích cực trong công tác trao đổi thông tin. Từ đó tiến tới trong tương lai có thể xây dựng một hệ thống thông tin kinh tế xã hội, thông tin về ngân hàng phục vụ cho công tác QLRRTD được tốt hơn.

Các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án mà các doanh nghiệp trình lên theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi khiến cho hoạt động bị đình đốn, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Thêm vào đó ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian xét duyệt nhưng kết quả là không cho vay được dự án vì dự án không có hiệu quả kinh tế.

Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các Doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo pháp lệnh hạch toán, kế toán và thống kê, bảo đảm số liệu chính xác, trung thực và kịp thời nhằm giúp các Ngân hàng có được các thông tin tài chính giúp cho việc phân tích tài chính, tín dụng được chính xác.

từng lĩnh vực kinh doanh làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả tài chính của dự án được sát thực hơn, cụ thể hơn: tỷ lệ lãi suất chung của cả nền kinh tế, giá cơ sở của các mặt hàng chủ lực, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu…

Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w