Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh ACB Hà Nội là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, việc sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và mang lại lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó là số hiệu giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Nó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng có đạt được mục tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến ngân hàng, để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển.
Vì vậy, thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh ACB Hà Nội đạt được kết quả sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm So Sánh
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % 1.Tổng Thu Nhập 39.720 50.114 64.530 10.394 26,17 14.416 28,77 Thu lãi cho vay 38.750 49.000 50.500 10.250 26,45 1.500 3,06 Thu khác 970 1.114 14.030 144 14,85 12.916 1,159,4 2.Tổng Chi Phí 30.600 39.526 55.944 8.926 29,17 16.418 41,54 Trã lãi tiền vay 20.150 29.557 40.115 9.407 46,68 10.558 35,72 Chi khác 10.450 9.969 15.829 -481 -4,60 5.860 58,78 3.Lợi Nhuận 9.120 10.588 8.586 1.468 16,10 -2.002 -18,91
Tổng thu nhập:
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2008 tổng thu nhập của Ngân hàng tăng chủ yếu là từ thu lãi cho vay tăng 10.250 triệu đồng tức tăng 26,45% so với năm 2007. Đến năm 2009, thu nhập tăng chủ yếu là do thu khác tăng với tốc độ siêu tốc. Do những năm trước đây chi nhánh đã dùng quỹ thu nhập của mình để xử lý những khoản nợ khó đòi. Những năm gần đây chi nhánh đã thu thu hồi dần được những khoản nợ đó và nhập vào thu nhập khác chính vì vậy đã làm cho thu nhập khác tăng lên. Ngoài ra thu khác tăng lên còn do các nguồn thu từ việc chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thu phí chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union, góp phần làm cho kế hoạch tài chính thu đạt và vượt chỉ tiêu Ngân hàng cấp trên giao. Đây là một biểu hiện tốt mà chi nhánh cần phát huy trong thời gian tới.
Tổng chi phí:
Để có được thu nhập và làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả thì Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí. Bên cạnh sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng không ngừng tăng lên. Chi phí chủ yếu ở đây là chi trả lãi tiền vay. Vì ngân hàng quản lý vốn theo hướng tập trung, các kênh phân phối khi huy động được vốn từ nền kinh tế sẽ bán lại cho khối ngân quỹ của hội sở. Ngược lại, khi kênh phân phối cho vay ra thì phải mua nguồn từ khối ngân quỹ hội sở. Có thể hiểu dơn giản như sau: Để có thể cấp tín dụng cho một khách hàng, chi nhánh phải tiến hành mua nguồn từ hội sở chính. Khoản này sẽ được hạch toán vào chi phí của chi nhánh Chi phí này liên tục tăng qua các năm do tác động của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn cuối năm 2008 cho đến nửa đầu năm 2009. Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới kéo theo các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phần nào giảm sút. Điều này dẫn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như cá nhân bị ảnh hưởng. Vì lý do đó mà ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể để bù đắp lại các khoản nợ khó đòi.
Ngoài ra chi phí tăng còn do mở rộng hoạt động tín dụng như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nhiều nguồn vốn từ trung ương.
chi phí này qua các năm chiếm hơn 60% trong tổng chi phí, còn lại khoảng 40% chi cho các khoản như: Lãi huy động vốn, chi cho nhân viên và các khoản chi khác. Do biến động thị trường trong những năm vừa qua nên công tác huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Với việc tăng lãi suất huy động của NHNN đồng nghĩa rằng hệ thống các NHTM trong đó không loại trừ NHTMCP Á Châu cũng tiến hành tăng lãi suất gửi tiết kiệm. Đây cũng là một nhân tố tác làm tăng chi phí của ngân hàng (chi phí trả lãi huy động vốn). Bên cạnh đó, Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác cùng với mục tiêu là huy động tối đa lượng tiền gửi của khách hàng vì thế Ngân hàng phải đầu tư các khoản về chi phí quảng cáo khuyến mãi, dịch vụ được tốt hơn. Cùng với đó, chi nhánh cũng tiến hành đầu tư vào tài sản cố định, trang thiết bị văn phòng, … nhằm nâng cao môi trường làm việc cho cán bộ, nhân viên ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Lợi nhuận:
Trong hoạt động kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó chính là lợi nhận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí nó như một đòn bẩy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phần kinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác. Lợi nhuận có thể là tiền, tài sản…và vô hình như là uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng hoặc thị phần mà Ngân hàng chiếm được trên địa bàn đóng trụ sở.
Lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm hoạt động có sự tăng giảm như sau:
- Từ năm 2007 đến năm 2008 lợi nhuận tăng 16,10%. Lợi nhuận tăng là do thu nhập tăng và nhờ vào các dịch vụ của Ngân hàng.
- Đến năm 2009 lợi nhuận đạt 8.586 triệu đồng đồng giảm 2,002 triệu đồng tương ứng giảm 18,91%. Nguyên nhân của lợi nhuận giảm là do tốc độc tăng trưởng của chi phí cao hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng có chiều hướng giảm sút.
Trong những năm qua, việc kinh doanh của chi nhánh ACB Hà Nội có hiệu quả nhưng lợi nhuận lại có xu hướng giảm do trong quá trình tìm kiếm thu nhập Ngân hàng đã phải bỏ ra một lượng chi phí khá cao nên đã làm cho lợi nhuận giảm xuống. Đây là hậu quả từ sự biến động theo chiều hướng không tốt của nền kinh tế thế giới
nói chung.
Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn ảnh hưởng bởi sự biến động của công tác thu chi, vẫn còn tồn tại một số khó khăn chưa được quan tâm và khắc phục, Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng tối đa thu nhập và gảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt hơn, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh của ngân hàng để đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn ở mức cao. Lợi nhuận tăng trưởng nhanh. Thêm vào đó, chi nhánh cũng tăng cường năng lực quả lý, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện thể hiện qua trình độ cán bộ: trình độ trên Đại học chiếm 93% tổng số cán bộ năm 2009. Trình độ tác nghiệp của cán bộ nhân viên chi nhánh được nâng lên và chất lượng cán bộ cũng cao hơn. Điều này góp phần tích cực đến các chỉ số tăng trưởng và an toàn luôn ở mức cao hơn bình quân ngành. Thu nhập của người lao động được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện đáng kể, đã tạo nên thế và lực, tạo nền móng cho sự phát triển an toàn, bề vững của chi nhánh.