Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 96)

I Chỉ tiêu thanh khoản

3.1.2. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh.

 Chiến lược về quản lý rủi ro

- Học hỏi và tiếp nhận hỗ trợ từ các đối tác chiến lược nước ngoài trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tiên tiến, đảm bảo nhận diện, quản lý và phòng chống các rủi ro có thể xảy ra một cách hiệu quả.

- Xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng; xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tập trung.

- Thay đối quan điểm bảo thủ và áp dụng CSTD linh hoạt có kiểm soát.

Duy trì thành quả hoạt động an toàn, lành mạnh và phấn đấu trở thành Ngân hàng hàng đầu về quản lý rủi ro.

 Định hướng hoạt động tín dụng.

Thời gian gần đây, chi nhánh ACB Hà Nội đang ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là do sự đóng góp của hoạt động QLTD. Tuy nhiên trong tình trạng khó khăn về huy động vốn, lạm phát gia tăng, môi trường có nhiều bất lơi, cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt…thì việc nâng cao chất lượng QLTD, thẩm định và ra quyết định cho vay…có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động của chi nhánh nói riêng, sự phát triển của địa bàn và đất nước nói chung. Vì vậy, bước sang năm 2011, bám sát những chỉ tiêu kế hoạch, những định hướng chung của ngân hàng, chi nhánh ACB Hà Nội đã nghiên cứu và đưa ra những định hướng về hoạt động tín dụng cho năm tới đó là:

- Nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến phương pháp QLRRTD. Tập trung chú trọng công tác thẩm định, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay, tuân thủ chặt chẽ thủ tục quy trình xét duyệt cho vay, lành mạnh hóa hệ thống tài chính.

- Đa dạng hóa hoạt động tín dụng trên nguyên tắc phát huy lợi thế trên lĩnh vực hoạt động đầu tư, chú trọng hơn nữa việc đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của các công ty lớn. Tích cực tìm kiếm khách hàng, cùng với doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm, lựa chọn và quản ly dự án đầu tư…

- Gia tăng năng lực tài chính, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng TD, không ngừng tăng trưởng vốn bằng nhiều giải pháp thích hợp như thông qua các đại lý ủy thác, thuê mua tài chính, các dịch vụ tư vấn, hay thị trường chứng khoán tạo thêm vốn phục vụ đầu tư phát triển.

- Đổi mới hoạt động TD theo hướng giảm thiểu các thủ tục cho vay, tạo điều kiện cho người có nhu cầu vay vốn và có khả năng sử dụng vốn hiệu quả, tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và dễ dàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng xử lý RRTD phát sinh, khắc phục nợ xấu, nợ quá hạn, tìm cách thu hồi nợ khó đòi, không để nợ khoanh xuất hiện nhằm giải phóng tối đa nguồn vốn cho đầu tư tín dụng.

- Nâng cao công tác vận động, quảng cáo, tiếp thị, đổi mới phong cách làm việc, đào tạo CBTD cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho khách hàng để tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành.

3.2. Giải pháp

Nhằm nâng cao vị thế của chi nhánh ACB Hà Nội, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra, nâng cao chất lượng, phòng ngừa khi RRTD xảy ra, xây dựng được một hệ thống khách hàng truyền thống…chi nhánh ACB Hà Nội cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w