Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực tế của các NHTM ở một số nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm sau đây mà các NHTM Việt Nam có thể xem xết và vận dụng:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD, đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án dầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp TD. Phân tích bộ phận trong quy trình giả quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định TD nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp, tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ ba, nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình đọ công nghệ, khả năng quản trị, điều hành và nâng cao hiệu quả KD đó là mục tiêu số 1 của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thứ tư, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ và tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng cá quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.
Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quả lý cho toàn hệ thống NH, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
Thứ sáu, hoàn thiện hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản thuộc các NHTM TW để quản lý và khai thác các khoản vay.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của NH hiện đại, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1 khóa luận đã phân tích, tổng hợp những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Từ đó rút ra kết luận:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Bởi đặc thù của NHTM là đơn vị kinh doanh tiền tệ, liên quan với tất cả các ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Rủi ro tín dụng là vấn đề rất phức tạp, đa dạng.
Thứ hai, rủi ro tín dụng rất phổ biến và gây ra hậu quả nặng nề, nó tác động trực tiếp đến các hoạt động của bản thân ngân hàng cũng như nên kinh tế nói chung. Vì vậy, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được xác định là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản trị điều hành của các NHTM, rất được các NHTM quan tâm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠICHI NHÁNH ACB HÀ NỘI - NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU