TẠI CHI NHÁNH ACB HÀ NỘI – NHTMC PÁ CHÂU NĂM 2007-

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng là vấn đề khó tránh khỏi. Bản chất của TD là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, đó là sự chuyển dịch một khối lượng tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả.

RRTD được đánh giá bằng các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh, nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD, RRTD còn được đánh giá thông qua việc NHTM phân tích, đánh giá chi tiết đối với từng món nợ trong hạn có tiềm ẩn rủi ro, thông qua việc phân loại nợ trước và trong khi cho vay.

Thông thường, hoạt động TD có tỷ lệ rủi ro cho phép từ 0% -3% là tốt, từ 3%- 5% là không tốt nhưng có thể chấp nhận được. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ rủi ro trên 5% thể hiện chất lượng TD kém.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đưa đến những khoản nợ ngắn hạn lớn dẫn đến một số các NHTM ở Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn. Mặt khác môi trường kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa tốt, chưa mang tính bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Hệ thống khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng được cải thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế ngày càng sôi động và phức tạp trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, trong những năm qua nhà nước đã có những chính sách và cơ chế mới đã được ban hành nhằm tạo môi trường thông thoáng lành mạnh cho hoạt động tín dụng. Hoạt động kiểm soát nội bộ cũng đã hoạt động một cách nghiêm ngặt và hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ Á Châu - chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w