Những tác động của FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 59)

2.2.1 Tác động đến thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam

Sự tham gia của các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ cũng tạo nên những động lực và điều kiện thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực này.

Thứ nhất là đóng góp doanh thu vào lĩnh vực bán lẻ:

Bảng 2.4 - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng số Chia ra Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ lệ đóng góp của khu vưc có vốn đầu tư nước

ngoài (%) 2006 596,207 75,314 498,610 22,283 3.74% 2007 746,159 79,673 638,842 27,644 3.70% 2008 1,007,214 98,351 874,825 34,038 3.38% 2009 1,238,145 162,600 1,042,426 33,120 2.67% 2010 1,561,613 164,972 1,349,221 47,420 3.04% 2011 (ƣớc tính) 2,004,360 219,234 1,728,101 57,025 2.85% Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu có thể thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam tăng đều qua các năm. Trong đó, có một phần đóng góp từ khu vực FDI.

Mức đóng góp trung bình hàng năm của khu vực vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào doanh thu bán lẻ ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2011 là 3.13%. Năm 2009, mức doanh thu của khu vực FDI có phần giảm sút và mức đóng góp doanh thu cũng thấp nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (2.67%) trong khi đó ở hai khu vực còn lại mức doanh thu ngành lại tăng nguyên nhân có thể là do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà các doanh nghiệp FDI bị ảnh hƣởng, tác động nhiều hơn là các doanh nghiệp trong nƣớc. So với các khu vực còn lại thì tỷ lệ 3.13% không phải là cao, tuy nhiên do số lƣợng các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ ít nên có thể đánh giá mức đóng góp doanh thu từ khu vực này là đáng kể.

Bảng 2.5 - Các nhà bán lẻ tạp hóa hàng đầu năm 2009

Công ty Số lượng các cửa hàng Tổng diện tích bán hàng Diện tích bán hàng trung bình Doanh thu bán lẻ tạp hóa (USD) Thị phần tiêu dùng hàng tạp hóa Tập đoàn Metro 9 60,003 6,667 365,857,906 0.14 Saigon Co- op 52 106,500 2,048 342,777,576 1.31 Casino 9 45,000 5,000 135,773,576 0.52 Fivimart 14 28,000 2,000 108,162,883 0.41 G7 550 44,000 80 86,074,943 0.33

Nguồn: Báo cáo so sánh khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối và quy định nhà nước trong ngành bán lẻ ở một số quốc gia, kinh nghiệm đối với Việt Nam, dự án Mutrap III.

Hình 2.2 - Top 5 nhà phân phối, 2010

Nguồn: Planet Retail

Việc có sự tham gia của các nhà bán lẻ quốc tế với doanh thu bán lẻ khả quan ở thị trƣờng bán lẻ Việt Nam góp phần làm cho thị trƣờng bán lẻ của Việt Nam trên thị trƣờng toàn cầu trở nên hấp dẫn hơn.

Theo cáo cáo của Planet Retail xếp hạng thƣờng niên năm 211 nền kinh tế, năm 2009, Việt Nam xếp thứ 48 – đạt 39,757 triệu USD trong thị trƣờng bán lẻ toàn cầu, tính đến tháng 6/2010, Việt Nam đã tăng hai bậc đạt 43,302 triệu USD vƣợt lên cả các nền kinh tế nhƣ New Zealand, Phần Lan, Singapore, Hungary, UAE, HongKong, Bulgary, Uruguay....

Hình 2.3 - Vị thế của Việt Nam trong bản đồ bán lẻ toàn cầu

Nguồn: Planet Retail

Thứ hai, sự tham gia của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ góp phần làm đa dạng hóa các kênh phân phối bán lẻ đặc biệt là làm gia tăng các kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thƣơng mại...). Theo Thống kê của Vụ Thị trƣờng trong nƣớc (Bộ Công Thƣơng), đến hết năm 2011 cả nƣớc vẫn còn 8591 chợ truyền thống, trong đó 97% các chợ đã thực hiện đúng chức năng phân luồng và hoạt động có hiệu quả. Đối với hệ thống phân phối hiện đại cả nƣớc hiện có khoảng 615 siêu thị, 102 trung tâm thƣơng mại ở 35 tỉnh và hơn 2000 cửa hàng tiện lợi. Các siêu thị của doanh nghiệp nƣớc ngoài hầu hết là các siêu thị có quy mô lớn, mặt bằng kinh doanh rộng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng có mức thu nhập trung bình và cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các siêu thị nƣớc ngoài hầu nhƣ đều hiện đại đặc biệt là hệ thống logistics, tin học. Điển hình là hệ thống siêu thị Metro đã chi 20-25

triệu euro trang bị cho hệ thống kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa theo tiêu chuẩn, và chi gần 800 nghìn euro cho công tác huấn luyện. Ngoài ra, các siêu thị nƣớc ngoài có hệ thống cung cấp hàng hóa đa dạng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Mô hình bán lẻ của các doanh nghiệp FDI không chỉ giúp ngƣời tiêu dùng làm quen với việc mua hàng hiện đại so với việc mua hàng ở chợ truyền thống mà còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc có thể tiếp cận để học hỏi từ đó thúc đẩy hệ thống phân phối bán lẻ trong nƣớc sẽ ngày càng trở nên tiên tiến và hiện đại hơn.

Hình 2.4 - Các đại siêu thị và cửa hàng cao cấp hàng đầu Việt Nam

Nguồn: Planet Retail

2.2.2 Tác động đến người tiêu dùng

Trong bối cảnh giá cả thị trƣờng ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị.

Các doanh nghiệp FDI không chỉ có thế mạnh về tài chính mà với phƣơng thức kinh doanh mua tận gốc và những cách thức tổ chức, quy hoạch vùng chuyên canh thực phẩm và hàng hoá cho toàn bộ hệ thống đã giúp các tập đoàn này tiết kiệm đƣợc tầng chi phí trung gian và chủ động kiểm soát chất lƣợng hàng hoá. Bên cạnh đó, do lấy hàng với số lƣợng rất lớn nên các

siêu thị có thể đàm phàn với nhà cung cấp về giá cả và thƣờng đƣợc giảm giá, chiết khấu cao. Ngoài ra, việc trƣng bày sản phẩm cũng đƣợc các nhà cung cấp hỗ trợ chi phí quảng cáo. Chính vì thế, họ các điều kiện thực hiện các chƣơng trình khuyến mại, giảm giá giảm giá cho khách hàng.

Các siêu thị của Metro thƣờng xuyên cung cấp hàng hóa các loại với giá luôn rẻ hơn so với mức giá bình quân của các siêu thị khác trong nƣớc khoảng 10 - 15%, chỉ bằng giá bán buôn ở các chợ đầu mối bán buôn lớn nhƣ Đồng Xuân (Hà Nội), Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh). Vì thế nên dù ở vùng ngoại thành thì thứ bảy & Chủ nhật, những siêu thị này cũng đón nhận một lƣợng khách hàng rất lớn đổ về. Siêu thị Big C cũng thu hút khách hàng bằng chiến lƣợc giá khuyến mại giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thƣởng, quay số trúng thƣởng .... hấp dẫn ngƣời tiêu dùng. Họ thƣờng lựa chọn một số mặt hàng có lợi thế và giảm giá thấp thu hút ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, phƣơng thức thẻ thành viên khi mua hàng đƣợc tích điểm sẽ đƣợc chiết khấu cao cũng là một phƣơng thức chiếm lợi thế trong cạnh tranh.

Hình 2.5 - Mức độ yêu thích hàng khuyến mãi tại Việt Nam

Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống giá cả sản phẩm rõ ràng, đƣợc niêm yết đầy đủ trên mọi sản phẩm cũng làm ngƣời tiêu dùng yên tâm về giá cả, không sợ bị mua đắt và không phải mặc cả.

Bên cạnh đó, hệ thống các siêu thị nƣớc ngoài lớn ở Việt Nam là ngƣời tiên phong trong chiến lƣợc mở rộng nhãn hàng riêng nhằm tiến sâu vào thị trƣờng. Lợi thế của các sản phẩm này là giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại từ 10 - 30% nhờ nhà phân phối đặt trực tiếp nơi cung cấp, sản xuất với số lƣợng lớn, dành cho một đối tƣợng cụ thể. Điển hình nhƣ BigC đang phân phối 5 nhãn hàng riêng, gồm WOW! Giá hấp dẫn, eBon, Bakery by BigC, Casino và BigC. Trong đó, có nhãn hàng bao gồm các sản phẩm giá rẻ nhất hiện nay tại siêu thị này, với hơn 250 mặt hàng giá giảm 10-70%. Các sản phẩm này thƣờng là quần áo, bột giặt, giấy, nƣớc xả vải, xà phòng, gia vị nấu ăn, đồ dùng học sinh...Hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry cũng đã tung ra hàng loạt các nhãn hàng riêng ở rất nhiều ngành hàng, từ thực phẩm, hóa mỹ phẩm đến đồ dùng nhà bếp, văn phòng... Nhiều nhãn hàng thiết yếu với giá rẻ, nhƣ Aro (với 500 mặt hàng thực phẩm và 200 phi thực phẩm); Fine Food - dòng thực phẩm bán sỉ cho các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng thực phẩm. Đây đƣợc coi là một sự lựa chọn phù hợp cho bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và đồng thời phù hợp với những đối tƣợng có thu nhập thấp. [68]

Các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ chú ý vào chiến lƣợc giá mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng chiến lƣợc về chất lƣợng sản phẩm. Từ tâm lý của ngƣời tiêu dùng Việt Nam không mấy tin tƣởng vào hàng hóa đƣợc doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, các doanh nghiệp phân phối nƣớc ngoài đã rất chú ý đến chất lƣợng sản phẩm đƣợc cung ứng trong hệ thống phân phối bán lẻ của mình.

Từ khi vào thị trƣờng Việt Nam năm 2002, METRO Cash & Carry đã liên tục đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thƣơng mại hiện đại để cải tiến từng bƣớc riêng lẻ của chuỗi cung ứng nội địa nhằm đảm bảo một chuỗi thực phẩm chất lƣợng và an toàn “từ nông trại đến bàn ăn” cho khách hàng. Là một công ty bán sỉ thế giới, METRO Cash & Carry rất chú trọng đến vấn đề sản xuất an toàn bền vững. An toàn vệ sinh thực phẩm và góp phần bảo vệ môi trƣờng là hai tiêu chí lớn mà METRO Cash & Carry luôn cam kết thực hiện”. Công tác quản lý chất lƣợng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã đƣợc Metro phối hợp với Sở Y tế địa phƣơng và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch với các nhà cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam.

Tại các địa phƣơng nhƣ An Giang, Nha Trang, Thanh Hoá... Metro và Big C đã kết hợp với chính quyền và nông dân thực hiện chƣơng trình sản xuất các sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn chất lƣợng quy định. Đại diện Big C cho biết, ngay khi mới khai trƣơng tại Thanh Hóa, Big C Thanh Hóa đã hợp tác với một số nhà sản xuất thực phẩm, rau, quả và các đặc sản tại địa phƣơng, với cam kết hợp tác lâu dài, tôn trọng các chuẩn mực quy định về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với lợi thế là hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đều qua kiểm định chất lƣợng nghiêm ngặt, ngƣời tiêu dùng có thể yên tâm khi mua hàng tại các hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Hộp 2.1 - Yêu cầu đối với nhà cung cấp của Metro

Metro có những yêu cầu cơ bản đối với nhà cung cấp nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu theo quy định, theo Metro và của khách hàng.

Đối với sản phẩm tƣơi sống, nhà cung cấp và các sản phẩm của họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm của Metro. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về chất lƣợng, đóng gói và nhiệt độ vận chuyển. Nhân viên Metro sẽ kiểm tra tất cả các lô sản phẩm đƣợc giao, và những lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu sẽ bị từ chối.

Sản phẩm thực phẩm chế biến và hoá mỹ phẩm cần phải có đủ hồ sơ chất lƣợng theo quy định. Metro yêu cầu nhà cung cấp xuất trình hồ sơ công bố chất lƣợng sản phẩm, bao gồm cả mẫu nhãn cuả sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm. Đối với các sản phẩm khác nhƣ các thiết bị đo lƣờng hoặc mũ bảo hiểm phải có giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định.

Việc ghi nhãn cho các sản phẩm đóng gói sẵn là một yêu cầu quan trọng đối với nhà cung cấp của Metro. Tất cả các sản phẩm này phải tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá. Việc làm này nhằm cung cấp tất cả các thông

tin cần thiết về sản phẩm đến khách hàng của Metro. Theo định kỳ, bộ phận Đảm bảo Chất lƣợng sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm.

Metro đã chọn lựa những phòng thí nghiệm độc lập có uy tín để thực hiện việc phân tích các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm. Bộ phận Đảm bảo Chất lƣợng cũng kiểm tra việc ghi nhãn và kiểm tra về định lƣợng tất cả các sản phẩm nhằm phát hiện các phẩm không phù hợp và yêu cầu các nhà cung cấp cải thiện chất lƣợng sản phẩm.

Nguồn: Metro.com.vn

Những tập đoàn bán lẻ đầu tƣ vào Việt Nam không chỉ chú ý tới giá cả và chất lƣợng sản phẩm mà những khách hàng đến mua sắm tại đây còn đƣợc

hƣởng những dịch vụ chăm sóc khách hàng khá chu đáo. Tại siêu thị Metro, dịch vụ hậu mãi rất đƣợc chú trọng. Metro phát hành phiếu trả hàng cho tất cả hàng hóa trả lại trong tình trạng còn tốt trong vòng 3 ngày và kèm theo hóa đơn. Đối với những mặt hàng điện tử, Metro bảo lƣu thực trạng hàng hóa để chứng minh khiếu nại của khách hàng trƣớc khi đổi hàng cho khách. Bằng những dịch vụ chăm sóc khách hàng, các doanh nghiệp FDI đã khẳng định đẳng cấp của mình trên thị trƣờng Việt Nam và luôn là những doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ.

Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng Việt Nam đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn từ việc mở cửa thị trƣờng theo cam kết WTO với ý nghĩa là họ sẽ đƣợc tiêu dùng nhiều hơn, chất lƣợng sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả phù hợp; đƣợc hƣởng các dịch vụ với tiện ích tốt hơn, tính chuyên nghiệp cao hơn… Những lợi ích mà ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc trong tƣơng lại sẽ không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp FDI mà còn từ các doanh nghiệp trong nƣớc bởi vì tất cả các bên đều phải nỗ lực rất nhiều để làm hài lòng các khách hàng hơn, đó chính là cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển và cạnh tranh mang đến lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhận đƣợc từ các siêu thị nƣớc ngoài, ngƣời tiêu dùng vẫn còn nhiều những mối bận tâm khi mua hàng tại đây mà một trong số đó là tình trạng hàng kém chất lƣợng vẫn tồn tại và dƣờng nhƣ chƣa có một phƣơng pháp nào có thể giải quyết triệt để vấn đề này.

Big C Thăng Long – một trong những siêu thị lớn nhất cả nƣớc thƣờng xuyên gặp các khiếu nại của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng hàng hóa. Trong tháng 6/2007, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện một loạt siêu thị bán hàng hết "date", hàng kém chất lƣợng, hàng lậu trong đó siêu thị Big C

Thăng Long đã bị xử phạt hành chính vì bán rau có tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật quá ngƣỡng cho phép và bán chim cút chƣa qua kiểm dịch. Vào năm 2009, lực lƣợng chức năng TP Hà Nội đã phát hiện siêu thị này có bán một số sản phẩm nhƣ sữa chua, caramen, thạch rau câu trà sữa… không đảm bảo chất lƣợng, không có chứng nhận đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, không có công bố chất lƣợng sản phẩm… do các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cấp. Nhiều hộp thạch rau câu trà sữa đã có hiện tƣợng đóng cặn dƣới đáy. Gần đây nhất vào tháng 4 năm 2012, Big C Thăng Long lại bị phản ảnh trên báo về việc thƣờng xuyên tiếp diễn việc cung cấp thực phẩm kém chất lƣợng cho một công ty dịch vụ ôtô ở Hà Nội. Điều đáng chú ý nhất là Big C Thăng Long không đƣa ra đƣợc một giải pháp cụ thể nào về việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm mà chỉ đa phần tập trung vào các khâu liên quan đến chăm sóc khách hàng nhƣ xin lỗi, đổi hàng, khuyến mãi thêm... Vì thế tình trạng này vẫn tiếp diễn. Và khi cần đƣa ra lời giải thích đại diện của siêu thị Big C

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)