Các kiểu hình tổ chức bán lẻ đƣợc phân loại theo các tiêu chí cụ thể nhƣ sau:
- Theo mức độ dịch vụ khách hàng cung cấp cho ngƣời mua, gồm có: Nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ: thƣờng đƣợc bán với giá cao, nhằm phục vụ cho khách hàng có yêu cầu cao nhƣ các khách sạn 5 sao, resort cung cấp dịch vụ: ăn uống theo đơn đặt hàng riêng biệt, giặt là, giải trí, spa…;
Nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế: là các cửa hàng bán lẻ tự phục vụ, cung cấp rất ít dịch vụ khách hàng do vậy hàng hóa đƣợc bán với mức giá thấp. Ở nƣớc ngoài, các nhà ăn tự phục vụ đặt tại các trƣờng đại học, các cơ quan lớn đông cán bộ công nhân viên. Khách hàng tự lấy mâm bát thức ăn
theo các món chế biến sẵn với định lƣợng nhất định. Hiện nay, loại cửa hàng này cũng đã xuất hiện nhiều tại Việt Nam.
- Theo mặt hàng kinh doanh, gồm có:
Cửa hàng chuyên doanh: chuyên bán các dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu nhƣ cửa hàng bán vòng bi, cửa hàng quần áo ngoại cỡ, cửa hàng đồ chơi trẻ em, quần áo lót phụ nữ… Đối với lĩnh vực bƣu chính viễn thông đó là các điểm cung cấp dịch vụ internet bán lẻ, các cửa hàng chuyên bán tem….;
Cửa hàng bách hóa: bày bán nhiều mặt hàng khác nhau, chia ra thành nhiều chủng loại, mỗi quầy là một mặt hàng riêng;
Siêu thị: cũng nhƣ bách hóa, bán nhiều loại hàng hóa, nhƣng khách hàng tự phục vụ cho nên giá hạ hơn. Trong những năm gần đây, siêu thị phát triển nhanh ở các đô thị lớn Việt Nam và trở thành hình thức mua sắm văn minh lịch sự với giá cả chấp nhận đƣợc;
Cửa hàng tiện dụng: những cửa hàng bán lẻ nhỏ, phân tán ở các khu dân cứ, bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu thƣờng xuyên của ngƣời tiêu dùng, mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần từ sáng sớm đến tối. Giá bán có thể cao hơn một ít;
Cửa hàng cao cấp: là một số ít cửa hàng bán các hàng hóa chất lƣợng cao phục vụ các khách hàng nhiều tiền và yêu cầu cao. Cửa hàng cao cấp thƣờng đƣợc đặt ở các khu phố sang trọng, trung tâm.
- Theo giá bán lẻ, gồm có:
Cửa hàng giảm giá: các cửa hàng: bán giá rẻ: chất lƣợng ngoại – giá nội, mua lẻ - giá bán buôn, sale off…;
Cửa hàng một giá;
Cửa hàng kho: Metro…;
Cửa hàng bán bằng catalog: ở Việt Nam hình thức này chƣa phổ biến, thƣờng đƣợc áp dụng khi nhu cầu của khách hàng khá đặc biệt, sản phẩm tại
cửa hàng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, hoặc khi hàng hóa chƣa có trong cửa hàng: đặt trang phục thời trang qua catalog; khi nhân viên bán hàng trực tiếp không mang theo sản phẩm để giới thiệu với khách hạng: bán bếp ga, mỹ phẩm….; khách hàng mua bánh, đặt đồ uống thông qua catalog các nhà bán lẻ đã cung cấp….
- Theo hình thức bán, gồm có: Bán tại cửa hàng;
Bán lẻ không qua cửa hàng: có nhiều hình thức nhƣ đặt hàng qua thƣ, qua điện thoại; máy bán hàng tự động; mua hàng trực tuyến; bán hàng trực tiếp; bán hàng mạng lƣới (đa cấp): điện hoa; bán sách, điện thoại, quần áo, mỹ phẩm…qua mạng; mua nƣớc đóng chai qua máy bán hàng tự động; gọi cơm hộp qua điện thoại…. Các máy bán hàng tự động cung cấp nhiều loại hàng hóa thông thƣờng nhƣ tem thƣ, thuốc la, nƣớc ngọt, báo, kẹo, vé tàu điện, kem đánh giầy… Hình thức bán lẻ tại nhà rất phát triển tại Việt Nam do chi phí lao động, chi phí bán hàng thấp. Bán hàng qua mạng dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bƣu điện các nƣớc có dịch vụ “Lĩnh hóa gia ngân” (Cash on delivery – COD) là hình thức mua hàng qua bƣu điện. Bƣu điện Việt Nam cũng mới thử nghiệm dịch vụ này vào năm 2006. Hình thức bán hàng của bƣu điện có thể bao gồm: bán buôn cho các nhà bán lại (Reseller), bán lẻ tại các bƣu cục các cấp, qua các đại lý và điểm bƣu điện văn hóa xã, bán qua mạng (điện thoại), bán tại nhà. Bán hàng tại nhà là hình thức bán hàng cần áp dụng đối với các khách hàng lớn của bƣu điện đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trƣờng.
- Theo hình thức sở hữu, gồm có:
Bán lẻ độc lập: do một cá nhân làm chủ và tự quản lý [phổ biến tại Việt Nam];
Mạng lƣới của công ty: Các cửa hàng của mạng lƣới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ tập trung, và bán những chủng loại hàng hóa tƣơng tự nhau. Mạng lƣới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhƣng phát triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dƣợc phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục phụ nữ;
Hợp tác xã bán lẻ: Mạng lƣới tự nguyện gồm một nhóm những ngƣời bán lẻ độc lập đƣợc ngƣời bán sỉ bảo trợ thu xếp để mua số lƣợng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ, gồm những ngƣời bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện công việc kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh;
Đại lý độc quyền (nhƣợng quyền thƣơng mại) : Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng giữa ngƣời cấp đặc quyền (nhà sản xuất, ngƣời bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và ngƣời hƣởng đặc quyền (những ngƣời kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu hay khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc quyền thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ đặc sắc nào đó hay phƣơng pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thƣợng mại bằng sáng chế hay uy tín mà ngƣời đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền đƣợc áp dụng phổ biến đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu hớt tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác;
Tập đoàn bán lẻ: Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết hợp với một số hƣớng và hình thức bán lẻ khác nhau dƣới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và quản lý của mình.