Thái Lan

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 34)

Về Khái niệm bán lẻ, hiện nay không có điều luật cụ thể nào quy định dịch vụ phân phối, bán lẻ bán buôn, nhƣợng quyền thƣơng mại hay kinh doanh dịch vụ trung gian tại Thái Lan. Mối quan hệ của các bên (ví dụ nhƣ nhà phân phối và nhà cung cấp) thƣờng đƣợc điều chỉnh bởi bộ luật dân sự và thƣơng mại đối với hợp đồng, việc bán hàng và đại lý (nếu có), cũng nhƣ một số pháp luật cụ thể khác về các vấn đề nhƣ Luật Thƣơng hiệu, Luật Bệnh nhân, Luật Bản quyền, Luật Bí mật thƣơng mại và Luật Hợp đồng.

Ở Thái Lan, Vụ Thƣơng mại trong nƣớc (Department of Internal Trade - DIT) thuộc Bộ Thƣơng mại có trách nhiệm giám sát khu vực bán buôn và bán lẻ. Vụ còn có chức năng xúc tiến cạnh tranh công bằng và chống các hành vi độc quyền của các doanh nghiệp trong nƣớc. Đồng thời với việc ban hành Đạo luật Cạnh tranh vào năm 1999, Thái Lan cũng thành lập Ủy ban Cạnh tranh Thƣơng mại (Trade Competition Commission - TCC) (tham khảo mục 5) với

trách nhiệm đảm bảo, giám sát thực thi Đạo luật Cạnh tranh và tham mƣu cho Bộ trƣởng Thƣơng mại về việc ban hành các quy định quản lý cấp bộ. Trong việc thực thi pháp luật, TCC tiến hành theo từng trƣờng hợp cụ thể. TCC bao gồm: Bộ trƣởng Thƣơng mại làm Chủ tịch, Thứ trƣởng thƣờng trực Bộ Thƣơng mại làm Phó Chủ tịch, Thứ trƣờng thƣờng trực Bộ Tài chính làm thành viên và 8-12 thành viên khác đƣợc Hội đồng Bộ Thƣơng mại và Tổng thƣ ký của Ủy ban đề cử. Luật pháp quy định các cá nhân trong Ủy ban không đƣợc liên quan đến các vấn đề chính trị và ít nhất ½ tổng số thành viên phải xuất thân từ khu vực tƣ nhân. Mỗi thành viên Ủy ban có nhiệm kỳ hai năm. Ngoài ra, Vụ Công chính và Quy hoạch (Department of Public Works and Town and Country Planning - DPT) thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm thực thi các luật về quy hoạch phân vùng trong cả nƣớc cũng nhƣ các quy định về quy hoạch phân vùng ban hành vào năm 2003 có ảnh hƣởng đến các cơ sở bán lẻ quy mô lớn.

Vào tháng 9 năm 2009, chính quyền A-bi-sit Ve-gia-di-va đã nhắc lại kế hoạch thông qua Đạo luật bán lẻ và bán buôn (đề xuất năm 2005 và vẫn đang treo). Nội các đã Thái Lan quyết định trả lại dự thảo Luật cho Hội đồng Nhà nƣớc Thái Lan, Đại diện Thƣơng mại Thái Lan và Bộ Thƣơng mại để tiến hành nghiên cứu thêm. Vào tháng 4 năm 2010, có thông tin cho biết Hội đồng Nhà nƣớc từ trƣớc tới nay chỉ xem xét 10 phần trong tổng số 60 phần của dự thảo Luật và cần nhiều tháng nữa để thảo luận thêm.

Các lĩnh vực bị hạn chế:

Thuốc lá: Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên cấm trƣng bày trong việc bán lẻ sản phẩm thuốc lá (2005). Cấm toàn diện quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi, và tài trợ: tất cả các hình thức quảng cáo bị cấm, ví dụ nhƣ quảng cáo trực tiếp, quảng cáo thiết bị bán hàng, vị trí sản phẩm trong tất cả các phƣơng tiện truyền thông, và đa dạng hóa thƣơng hiệu. Tất cả các hình thức khuyến mại bị cấm, ví dụ nhƣ, miễn phí, đổi hàng, giảm giá, chiết khấu,

phí bảo hiểm miễn phí...Tuy nhiên sản phẩm thuốc lá có sẵn trong các cửa hàng bán lẻ hiện đại.

Rƣợu, nƣớc giải khát: kể từ của tháng 11 năm 2006, luật quy định thời gian cho phép bán rƣợu là từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều và 5 giờ chiều đến 12 giờ tối. Trong một số ngày (ngày lễ tôn giáo và quốc gia, ngày bầu cử) việc bán rƣợu bị cấm hoàn toàn, và không đƣợc phục vụ ngay cả trong các nhà hàng và quán bar. Độ tuổi tối thiểu đƣợc phép uống và mua rƣợu là 18.

Dƣợc phẩm: Dƣợc sĩ cần một giấy phép đặc biệt do Tiểu ban cấp phép của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và hiệu thuốc, Bộ Y tế. Bác sĩ không còn đƣợc phép tự pha chế thuốc cho bệnh nhân của họ.

Bán hàng trực tiếp: Luật về Bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp 2545 (2002) quy định chi tiết về bán trực tiếp và marketing trực tiếp ở Thái Lan.

Hiện quy định về lĩnh vực bán lẻ vẫn còn thiếu. Hầu hết các nhà bán lẻ nƣớc ngoài có thể mở doanh nghiệp mới ở Thái Lan mà không có trở ngại, mặc dù có một số quy định nhƣ Luật Kế hoạch Đô thị và Luật Cạnh tranh Thƣơng mại. Theo Luật Cạnh tranh thƣơng mại, nếu doanh nghiệp nào có thị phần hơn 75% trong một ngành, nó phải tách ra thành các công ty con để ngăn chặn sự độc quyền quá mức. Tuy nhiên, trong thực tế, những công ty con vẫn thuộc về công ty mẹ, vốn có toàn quyền để ra lệnh các công ty con theo chính sách của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)