Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 36)

Khái niệm về bán lẻ: Bán hàng và cung cấp dịch vụ phụ trợ liên quan cho ngƣời tiêu dùng cá nhân hoặc tập thể tại một địa điểm cố định hoặc qua truyền hình, điện thoại, đặt hàng qua thƣ, internet hoặc máy bán hàng tự động. Trung Quốc bắt đầu mở cửa thị trƣờng phân phối một thời gian dài trƣớc khi gia nhập WTO. Các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đƣợc phép gia nhập thị

trƣờng Trung Quốc trong chƣơng trình thử nghiệm từ năm 1992. Tuy nhiên, trƣớc khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đặt những hạn chế cao về đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực bán lẻ, những cửa hàng đầu tiên của ngƣời nƣớc ngoài chỉ thực sự mở cửa vào năm 1995 bởi thời gian trƣớc đó Trung Quốc đặt ra hàng loạt hạn chế mà các nhà phân phối của các thành viên GATT/WTO chƣa từng gặp bao giờ. Bên cạnh việc hạn chế hoạt động bán lẻ của nƣớc ngoài dƣới hình thức liên doanh, chính phủ Trung Quốc còn áp dụng chiến lƣợc phân bố quy hoạch vùng quốc gia hết sức khắt khe, hạn chế chƣơng trình thí nghiệm trong 11 tỉnh ở vùng duyên hải phía đông.

Đến năm 2001, sau 15 năm thƣơng lƣợng kéo dài, Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này buộc Trung Quốc phải dỡ bỏ toàn bộ các rào cản thƣơng mại và mở cửa thị trƣờng bán lẻ trong vòng 3 năm. Trong năm 2004 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các biện pháp đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại, trong đó cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập doanh nghiệp bán lẻ ở Trung Quốc mà không có giới hạn địa lý (trƣớc đây, các nhà bán lẻ nƣớc ngoài có thể hoạt động trong các thành phố lớn, khu kinh tế đặc biệt). Các biện pháp cũng cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua liên doanh (JVs), doanh nghiệp hoàn toàn vốn nƣớc ngoài (WFOEs). Chính phủ Trung Quốc cũng đã ban hành những sửa đổi chính sách mới nhất liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào các ngành thƣơng mại, bao gồm bán lẻ, chấm dứt cuộc thử nghiệm kéo dài 12 năm.

Những chính sách mới nhất ra đời năm 2004 đã dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế, hứa hẹn một thị trƣờng mở cửa và bình đẳng đối với các nhà bán lẻ quốc tế. Việc dỡ bỏ này cho phép các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đƣợc “khai thác nền kinh tế địa phƣơng ở các miền khác nhau.” Mặc dù những chính sách mở cửa

này đã đem lại cho các nhà bán lẻ xuyên quốc gia nhiều sự tự do hơn trƣớc, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục can thiệp vào ngành bán lẻ thực phẩm. Trong khi chính quyền trung ƣơng đã cắt giảm vai trò quản lý của mình thì việc phân cấp tài chính lại làm gia tăng quyền hạn của các cơ quan địa phƣơng. Để đối phó với thách thức của việc mở cửa thị trƣờng bán lẻ và cho phép cạnh tranh toàn cầu sau khi gia nhập WTO Chính quyền Thƣợng Hải đã sáp nhập 4 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc, tạo ra một tập đoàn có đủ tiềm lực cần thiết cả về quy mô và phạm vi để cạnh tranh với sự gia nhập và mở rộng của các nhà bán lẻ xuyên quốc gia.

Năm 2009 Danh mục Biện pháp quản lý đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các doanh nghiệp do cá nhân thành lập ở Trung Quốc cho phép các cá nhân hoặc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập doanh nghiệp đối tác bán lẻ bắt đầu từ tháng 3 năm 2010.

Mặc dù loại bỏ các hạn chế về địa lý và quyền sở hữu, Trung Quốc vẫn còn một số hạn chế đối với nhà bán lẻ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ bán lẻ đối với một số sản phẩm, bao gồm cả hóa chất nông nghiệp, bông, ngũ cốc, dầu, đƣờng, và thuốc lá, phải đối mặt với các quy định thị trƣờng. Ví dụ, chỉ có liên doanh với quyền sở hữu đa số của Trung Quốc có thể bán các loại hàng khác nhau với các nhãn hàng đến từ các nhà cung cấp khác nhau trong chuỗi 30 cửa hàng trở lên. Theo các hạn chế đó, các nhà bán lẻ nƣớc ngoài phải có những nhƣợng bộ về quy mô và tính độc lập của doanh nghiệp để tiếp cận thị trƣờng Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đạt đƣợc tiến bộ tích cực trong ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ với quyết định chuyển giao quyền phê duyệt cấp giấy phép bán lẻ cho các cơ quan cấp tỉnh. Đây là bƣớc quan trọng nhằm tăng tốc độ và đơn giản hóa khả năng các nhà bán lẻ nƣớc ngoài trong việc thiết lập cửa hàng mới qua đó mở rộng hoạt động ở thị trƣờng Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung

Quốc duy trì các hạn chế về các loại hàng hóa mà các nhà bán lẻ nƣớc ngoài có thể bán, bao gồm cả thuốc lá, đƣờng và các ấn phẩm in ấn, và yêu cầu vốn đăng ký bổ sung cho mỗi cửa hàng bán lẻ mới sẽ mở ra - thƣờng ở mức cao hơn mức đƣợc quy định trong Luật Công ty của Trung Quốc. Những hạn chế này cản trở sự phát triển kinh doanh cũng nhƣ nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng trong nƣớc. Trung Quốc cần phải xây dựng tiến trình của mình trong lĩnh vực này và thực hiện các nghĩa vụ WTO bằng cách sửa đổi các quy định sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Bảng 1.1- Hạn chế đối với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài theo từng ngành ở Trung Quốc

Ngành Hạn chế Các quy định liên quan

Thiết bị nghe nhìn

Tỷ lệ góp vốn nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49%

Các biện pháp quản lý doanh nghiệp liên doanh phân phối sản phẩm nghe nhìn giữa Trung Quốc và nƣớc ngoài (2004) Lĩnh vực xuất bản, ô tô, dƣợc phẩm, thuốc trừ sâu, phân bón, dầu tinh chế, ngũ cốc, dầu thực vật, đƣờng và bông Tỉ lệ vốn góp nƣớc ngoài không vƣợt quá 49% nếu hoạt động bán lẻ có nhiều hơn 30 cửa hàng với các loại sản phẩm khác nhau và các nhãn hiệu cung cấp khác nhau.

Các biện pháp quản lí Đầu tƣ nƣớc ngoài trong các ngành thƣơng mại (2004)

Dầu thô Tỉ lệ vốn góp nƣớc ngoài không vƣợt quá 49% nếu hoạt

Các biện pháp quản lí Thị trƣờng dầu thô (2007), Danh

động bán lẻ có nhiều hơn 30 cửa hàng với các loại sản phẩm khác nhau và các nhãn hiệu cung cấp khác nhau.

mục hƣớng dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp (2007)

Dầu tinh chế

Tỉ lệ vốn góp nƣớc ngoài ít hơn 50% nếu hoạt động bán lẻ có nhiều hơn 30 cửa hàng với các loại sản phẩm khác nhau và các nhãn hiệu cung cấp khác nhau.

Các biện pháp quản lí Dầu tinh chế (2007)

Thuốc lá

Không cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia.

Các biện pháp quản lí Đầu tƣ nƣớc ngoài trong các ngành thƣơng mại (2004) *Lƣu ý: Theo quy định bổ sung năm 2009, nhà cung cấp dịch vụ đến từ Hồng Kông và Macao có thể thiết lập các doanh nghiệp phân phối sản phẩm nghe nhìn với hình thức sở hữu 100% vốn nƣớc ngoài tại Trung Quốc.

Nguồn: Báo cáo so sánh khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối và quy định Nhà nước trong ngành bán lẻ ở một số quốc gia, Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Dự án MUTRAP III.

Kinh nghiệm mở cửa thị trƣờng bán lẻ của Trung Quốc cho thấy các nhà bán lẻ trong nƣớc đã khuyếch trƣơng những nguy cơ của cạnh tranh với nƣớc ngoài. Thực tế là dù Trung Quốc phải tự do hóa thị trƣờng bán lẻ theo cam kết WTO, các nhà bán lẻ trong nƣớc vẫn giữ vai trò nhƣ trƣớc ở thị trƣờng trong nƣớc. Mặc dù các TNC bán lẻ bắt đầu chiếm dần thị phần thông qua khai thác lợi thế cạnh tranh về công nghệ thông tin, hậu cần hay kỹ năng quản lý chuỗi cung cấp, bí quyết kinh doanh, v.v… các nhà bán lẻ trong nƣớc vẫn giữ vị thế quan trọng trên thị trƣờng bán lẻ thực phẩm ở Trung Quốc. Tuy

các nhà bán lẻ trong nƣớc luôn cảm thấy yếu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở các mặt này, họ lại có những tài sản vô hình mà các đối thủ TNC không có, bao gồm sự hiểu biết về ngƣời tiêu dùng Trung Quốc, mối quan hệ mật thiết với chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng (đây là yếu tố tiên quyết giúp họ có đƣợc những địa điểm thuận lợi và nhận những khoản vay ƣu đãi của ngân hàng) và sự hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp địa phƣơng – mối quan hệ mà các TNC bán lẻ phải tạo dựng khi gia nhập thị trƣờng. Đặc biệt, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, các nhà bán lẻ thực phẩm trong nƣớc thuộc sở hữu tƣ nhân đã gia tăng đáng kể thị phần của mình trên thị trƣờng.

Bảng 1.2 - Tự do hóa ngành bán lẻ ở Trung Quốc

Các giai đoạn và thời kỳ

Những cải cách chính

Giai đoạn 1 (1992–1995)

Các FDI bán lẻ đƣợc cho phép hoạt động theo chƣơng trình thí điểm tại 6 thành phố (Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Đại Liên và Thanh Đảo) và 5 đặc khu kinh tế (Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam) với một số hạn chế về tỷ lệ vốn nắm giữ, sự phát triển các chuỗi bán lẻ và lƣợng hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Giai đoạn 2 (1995–1999)

Các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đƣợc phép xây dựng chuỗi bán lẻ tại Bắc Kinh dƣới hình thức liên doanh (với một đối tác Trung Quốc nắm giữ phần vốn chi phối). Thị trƣờng bán buôn cũng đƣợc mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Năm 1995, Carrefour xây dựng 2 cửa hàng mua sắm lớn đầu tiên ở Bắc Kinh và Thƣợng Hải. Năm 1996, siêu thị đầu tiên của Wal-Mart cũng đƣợc đƣa vào hoạt động tại Thẩm

Quyến.

Giai đoạn 3 (1994–2004)

Nhiều hạn chế quan trọng đƣợc bãi bỏ nhằm xúc tiến việc Trung Quốc gia nhập WTO. Các FDI bán lẻ đƣợc phép hoạt động ở tất cả các tỉnh lỵ. Các nhà bán lẻ nƣớc ngoài mua và xuất khẩu khối lƣợng lớn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc sẽ đƣợc nắm giữ phần vốn chủ đạo trong liên doanh. Tƣơng ứng với chiến lƣợc “phát triển phía Tây” của Trung Quốc, các công ty liên doanh sẽ đƣợc đãi ngộ đặc biệt nếu thiết lập cơ sở và hoạt động ở phía Tây Trung Quốc.

Giai đoạn 4 (2004 trở đi)

Tuân thủ nghĩa vụ WTO, tháng 4/2004, Trung Quốc đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế còn lại. Các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đƣợc phép (1) lập cơ sở kinh doanh, kể cả bán buôn và bán lẻ, tại bất cứ địa điểm ở Trung Quốc; (2) hoạt động với

hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc liên doanh; và (3) bán hàng thông qua các kênh, bao gồm truyền hình, điện thoại, thƣ từ, mạng Internet, và máy bán hàng tự động. Ngoại trừ đối với các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chính quyền cấp tỉnh phân cấp cho cơ quan chức năng trực thuộc phê duyệt việc gia nhập thị trƣờng của các công ty mới. Tháng 12/2004, Tesco gia nhập thị trƣờng Trung Quốc bằng cách mua lại 50% phần vốn của Hymall.

Nguồn: Tacconelli, Wance và Neil Wrigley: “Những thách thức về tổ chức và chiến lược đối phó của các TNC bán lẻ trong giai đoạn hậu WTO ở Trung Quốc”, Địa lý kinh tế, 85(1):49-73, 2009.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)