Vai trò của hoạt động phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 26)

- Cung cấp hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng

Khi phát sinh nhu cầu thì ngƣời ta mới có mong muốn về hàng hóa nhƣng không phải lúc nào ngƣời tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn đƣợc. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò nhu cầu và mong muốn đó của ngƣời tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải

công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của khách hàng… để rồi từ đó làm thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhƣ thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối đƣợc chuyển vào giá bán cho ngƣời tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho ngƣời tiêu dùng.

- Thu thập thông tin thị trƣờng, phản ánh trở lại nhà sản xuất

Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay ngƣời tiêu dùng thông qua dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trƣờng cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trƣờng cho những ngƣời sản xuất và ngƣời cung ứng hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trƣờng, vì thế tạo lập những cầu nối để dẫn dắt ngƣời sản xuất định hƣớng vào nhu cầu thị trƣờng, thúc đẩy phƣơng thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, trên cơ sở đó mà tăng cƣờng thƣơng mại hóa và phát triển thị trƣờng cho những sản phẩm có lợi thế, cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nƣớc.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển

Khi hàng hóa đƣợc sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần đƣợc tiêu thụ. Và ngƣợc lại thì khi hàng hóa đƣợc tiêu thụ các doanh nghiệp mới có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích

tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất cũng là do họ tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng cuối cùng và hiểu đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có phƣơng pháp kích thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhƣng với nhiều mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói…để đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và dƣới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ còn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với ngƣời mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lôi kéo thêm đƣợc khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất mà còn phải nắm vững đƣợc khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và ai nắm đƣợc khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.

- Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất đã có chiến lƣợc kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm nhƣ về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung đƣợc mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo đƣợc năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.

Nhờ tham gia vào các liên kết nhƣ vậy, mỗi doanh nghiệp đều đƣợc hƣởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trƣờng, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền thƣơng lƣợng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng cƣờng khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.... nhờ vậy có đƣợc lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.

Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã tạo lập đƣợc lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trƣớc các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài khi Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập đƣợc mối liên kết này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nƣớc sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nƣớc, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trƣớc đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 26)