Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phố

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 43)

bán lẻ

Theo số liệu của Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công thƣơng), trong giai đoạn 2001 - 2005 doanh thu bán lẻ thị trƣờng Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng 2 lần so với mức tăng trƣởng bình quân của GDP cùng kỳ. Tuy nhiên, hệ thống phân phối vẫn chƣa phát triển và còn thô sơ. Theo số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hoá đến ngƣời tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thƣơng mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn...) mới chỉ chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.

Với những lý do trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, nhiều Thành viên đã đƣa ra yêu cầu rất cao, đề nghị Việt Nam mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận Việt Nam gia nhập WTO. Do Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối trong Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) nên đã đồng ý đàm phán với các Thành viên WTO để dành cho các Thành viên này đối xử đã dành cho Hoa Kỳ. Cam kết của Việt Nam trong WTO đối với dịch vụ phân phối đƣợc thiết kế trên cơ sở Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, do các Thành viên WTO coi BTA chỉ là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO có nhiều thay đổi so với BTA.

Theo phân loại của WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối sau khi gia nhập WTO:

- Dịch vụ đại lý hoa hồng; - Dịch vụ bán buôn;

- Dịch vụ nhƣợng quyền thƣơng mại (dịch vụ này thực chất là một thỏa thuận theo đó một nhà phân phối đƣợc phép sử dụng một hình thức bán lẻ hoặc một thƣơng hiệu nhất định).

Về hình thức hiện diện (hình thức đầu tƣ): ngay khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối nƣớc ngoài đƣợc lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối nhƣng tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49%, kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ đƣợc bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với dịch vụ nhƣợng quyền thƣơng mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trƣởng chi nhánh phải là ngƣời thƣờng trú tại Việt Nam.[46]

Về lập cơ sở bán lẻ: Việt Nam hạn chế khả năng mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Kiểm tra nhu cầu kinh tế có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế (dựa trên sự tuân thủ các tiêu chí về quy mô địa lý, số lƣợng các nhà cung cấp trên địa bàn, sự ổn định của thị trƣờng đối với cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi, mật độ dân cƣ trên địa bàn và sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoach của địa phƣơng) để xem xét có cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hay không. Ví dụ, một doanh nghiệp phân phối A có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài muốn mở thêm một siêu thị bán lẻ tại địa phƣơng X (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp A), cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét số lƣợng ngƣời tiêu dùng tại địa phƣơng, số các siêu thị, cửa hàng hiện có, dự tính nhu cầu trong tƣơng lai, v.v để quyết định có cho phép doanh nghiệp A mở thêm siêu thị bán lẻ hay không.

Theo cam kết gia nhập WTO đối với dịch vụ phân phối, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở

bán lẻ thứ nhất sẽ đƣợc các cơ quan quản lý xem xét nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên, quy trình xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ đƣợc thiết lập và công bố công khai, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế, cấp phép sẽ dựa trên các tiêu chí khách quan, bao gồm số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trƣờng và và quy mô địa lý.

Về diện mặt hàng, Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây:

- Thuốc lá và xì gà;

- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; - Kim loại quý và đá quý;

- Dƣợc phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dƣỡng phi dƣợc phẩm dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột) ;

- Thuốc nổ;

- Dầu thô và dầu đã qua chế biến; - Gạo, đƣờng mía và đƣờng củ cải.

Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong nƣớc, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (đƣợc thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không đƣợc quyền phân phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng này đƣợc quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thƣơng mại.[46]

Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đã cam kết mở cửa kể từ ngày gia nhập (11 tháng 1 năm 2007), các nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ xi măng và clinke; lốp

(trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phƣơng tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rƣợu và phân bón. [46]

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phƣơng tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.

Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. [46]

Kết luận: Qua việc làm rõ hơn lý luận chung về FDI và lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đặc biệt là khái niệm về hoạt động bán lẻ, có thể thấy rằng phạm vi ngành bán lẻ khá dàn trải và đa dạng về hình thức. Do đó, chƣơng hai của bài viết sẽ định hƣớng tập trung vào những nét chính, chủ yếu của hoạt động FDI vào ngành bán lẻ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO cụ thể là các dòng vốn/dự án FDI chính/có quy mô vốn lớn, các dự án FDI đã đƣợc hiện thực hóa, hình thức bán lẻ mà các nhà bán lẻ nƣớc ngoài lựa chọn đầu tƣ. Bài viết không đi vào nghiên cứu hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại (một doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài nhƣợng quyền để một doanh nghiệp trong nƣớc sử dụng thƣơng hiệu và hoạt động bán lẻ), không nghiên cứu việc bán lẻ của các doanh nghiệp FDI sản xuất (các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất và sử dụng cả kênh bán lẻ để phân phối sản phẩm) hay những hình thức bán lẻ mới hiện diện hoặc không phải là chủ đạo trong thời gian qua nhƣ cửa hàng tiện lợi, bán hàng không qua cửa hàng… cũng không phải là mục tiêu của bài viết. Thêm nữa, chƣơng hai của bài viết còn phân tích các tác động của hoạt động FDI trong ngành bán lẻ của Việt Nam cũng nhƣ việc quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động này và ngành bán lẻ nói chung.

Chương 2

Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 43)