Tác động đến doanh nghiệp phân phối bán lẻ nội địa

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 70)

Sau đổi mới vào năm 1986, kinh tế Việt Nam đã dần đƣợc khôi phục và tăng trƣởng, sản xuất phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng lên, nhu cầu về hàng hóa cũng tăng lên. Để kích thích thị trƣờng bán lẻ của Việt Nam phát triển phục vụ ngƣời tiêu dùng, Nhà nƣớc đã cho phép những tập đoàn bán lẻ lớn đƣợc thực hiện đầu tƣ. Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ trong nƣớc sẽ phải chịu nhiều sức ép về cạnh tranh hơn trƣớc rất nhiều do phải cạnh tranh với ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nƣớc ngoài, nhƣng chính sức ép này cũng là áp lực và động lực để họ đổi mới phƣơng thức kinh doanh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của mình trong môi trƣờng cạnh tranh mới để phát triển một cách ổn định và bền vững hơn. Có thể một số doanh nghiệp phân phối nhỏ sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển hƣớng kinh doanh nhƣng nếu xét trên bình diện quốc gia, lợi ích và hiệu quả xã hội sẽ đƣợc nâng lên vì lúc này thị trƣờng dịch vụ phân phối trong nƣớc vẫn sẽ đƣợc bảo đảm đáp ứng bởi các doanh nghiệp mạnh hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Từ khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tự đổi mới hoạt động của chính mình.

Một số doanh nghiệp phân phối lớn trong nƣớc nhƣ Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex..., đặc biệt là Liên hiệp Hợp tác xã thƣơng mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phƣơng thức quản lý và tổ chức kinh doanh, tạo đƣợc mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm, áp dụng qui trình kiểm soát và quản lý chất lƣợng sản phẩm chặt chẽ, đầu tƣ xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin hiện đại.

Trong năm 2007 và 2008, các nhà bán lẻ trong nƣớc tập trung các nguồn lực vào các hoạt động chuẩn bị mở rộng mạng lƣới bán lẻ, cải thiện vùng phủ sóng, tăng cƣờng hình ảnh thƣơng hiệu và thuê các địa điểm tốt hơn. Saigon Coop, Hapro Mart và G7 Mart là ba nhà bán lẻ nỗ lực mạnh nhất với tham vọng chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Ngày 01/01/2009, Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nƣớc ngoài nhƣ một phần của cam kết khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toán cầu, những nhà bán lẻ quốc tế đều hoãn kế hoạch thâm nhập thị trƣờng Việt Nam. Tận dụng thời cơ mở cửa thị trƣờng bán lẻ, một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng bằng việc mở rộng số đại lý, số điểm bán, kéo theo tăng doanh thu ngành phân phối. Nhờ vào sự phổ biến, thành công và nhận biết tốt của chuỗi siêu thị tiện lợi Saigon Coop, Saigon Coop đã quyết định mở rộng chuỗi bán lẻ cửa hàng thực phẩm đầu tiên vào cuối năm 2008 dƣới thƣơng hiệu tên Saigon Coop Food và nhanh chóng đạt đến 15 cửa hàng trong năm 2009. Tƣơng tự, Hapro Mart cũng đang phát triển một chuỗi cửa hàng tiện lợi bên cạnh chuỗi siêu thị của nó. Citimart cũng có một chuỗi cửa hàng tiện lợi, với các cửa hàng nằm chủ yếu ở căn hộ cao cấp hoặc cao ốc văn phòng bên cạnh chuỗi siêu thị Citimart truyền thống. Nhằm đảm bảo chất

lƣợng sản phẩm, nhiều thƣơng hiệu riêng tự tổ chức chuỗi cung ứng, bán lẻ sau khi làm tốt công tác tổ chức sản xuất nhƣ nhƣ Vinamilk, Vissan, Kinh Đô, An Phƣớc... Trong năm 2009, Saigon Coop đã mở thêm 20 cửa hàng trên toàn quốc, so với 83 của G7 Mart và 58 của Hapro Mart. Các thƣơng hiệu nhỏ hơn nhƣ Vissan, Shop & Go và Fivimart cũng tập trung mở các cửa hàng mới. Trong ngắn hạn, các khoản đầu tƣ mở rộng của các công ty trong nƣớc phải chịu áp lực tài chính lớn, tuy nhiên nó sẽ tạo ra lợi thế đối với các đối thủ cạnh tranh từ nƣớc ngoài sau này.

Các nhà đầu tƣ trong nƣớc vừa tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ mở rộng mạng lƣới phân phối của mình vừa tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ chiều sâu để tạo ra những mô hình hợp tác, liên doanh có quy mô lớn. Quá trình này sẽ có thể diễn ra với tốc độ rất nhanh do sức ép về cạnh tranh đã đƣợc nhận biết rộng rãi trong các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc. Hơn nữa, trƣớc sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đổi mới chính mình mà còn tìm cách liên kết đã tạo thành những doanh nghiệp lớn.

Trong năm 2007, Công ty Cổ phần phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA), do 4 nhà bán lẻ hàng đầu trong nƣớc thành lập trở thành nhà phân phối lớn nhất (quy mô vốn lên tới 6,000 tỉ đồng), từ sự liên kết của bốn doanh nghiệp phân phối hàng đầu nội địa là Tổng Công ty Thƣơng mại Hà Nội (Hapro), Tổng Công ty thƣơng mại Sài Gòn (Saigon Trading Group), Liên hiệp hợp tác xã Thƣơng Mại Thành phố Hồ chí Minh (Saigon Co.op) và Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Group).

Ngày 16/10/2009, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam đƣợc thành lập. Đây là bƣớc phát triển mới trong xu thế nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam để củng cố hơn năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, sự ra đời của Hiệp hội đƣợc coi là nhân tố thúc đẩy quá trình liên kết hợp tác g

- (FAP

. Cho đến năm 2010, hiệp hội gồm khoàng 200 thành viên. Sự thành lập hiệp hội sẽ hứa hẹn những bƣớc phát triển mới cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. [53]

Trên thực tế, tổng mức bán lẻ của khu vực trong nƣớc vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc vẫn giữ vững đƣợc vị thế của mình.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (ƣớc tính) Năm T đ n g Tổng số Chia ra Kinh tế nhà nƣớc Chia ra Kinh tế ngoài nhà nƣớc Chia ra Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Hình 2.6 - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập WTO, việc tham gia thị trƣờng bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp FDI chƣa gây ra những trở ngại to lớn nhƣ nhiều ngƣời dự đoán. Nguyên nhân có thể là do sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến còn ít doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng bán lẻ nên áp lực đối với các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa lớn.

Việc mở cửa thị trƣờng có lộ trình nhất định cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc có thời gian để củng cố, hoàn thiện lại mình cũng nhƣ thích nghi dần với xu hƣớng mới. Bên cạnh đó, khu vực bán lẻ trong nƣớc cũng vẫn có những ƣu thế riêng mà các doanh nghiệp FDI không có nhƣ mật độ mạng lƣới bán lẻ khá dầy đặc, phân bố khắp nơi, am hiểu văn hóa, tập quán nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Nếu tận dụng đƣợc những lợi thế này, các nhà bán lẻ nội địa sẽ có gia tăng đƣợc sức mạnh trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Hình 2.7 - Các nhà bán lẻ hàng đầu theo doanh thu bán hàng

Nguồn: Planet Retail 2010

Qua hình trên, có thể thấy trong top các nhà bán lẻ hàng đầu theo doanh thu có hai doanh nghiệp trong nƣớc là Saigon Coop và Fivimart. Doanh thu của hai doanh nghiệp này có sự tăng trƣởng qua các năm nhất là trong thời kỳ

hậu WTO. Đáng lƣu ý hơn cả là Saigon Coop có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, trong năm 2010, doanh thu của hãng này đã vƣợt qua hãng Metro của Đức. Theo phân tích xu hƣớng của Planet, trong các năm tới, hai doanh nghiệp trong nƣớc này vẫn tiếp tục tăng trƣởng và trở thành những đối thủ cạnh tranh chính của hai hãng bán lẻ lớn nhất ở Việt Nam là Big C và Metro.

Cạnh tranh là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế mở cửa, bất cứ quốc gia nào muốn giao lƣu hợp tác kinh tế với các quốc gia khác cũng phải chấp nhận điều này. Việc mở cửa thị trƣờng theo cam kết của WTO không chỉ tạo động lực để các doanh nghiệp trong nƣớc phải nâng cao sức cạnh tranh và trƣởng thành hơn mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp này có thể học hỏi tiếp thu đƣợc những điểm mạnh, tiến bộ từ các nhà bán lẻ nƣớc ngoài.

2.2.4 Tác động đến nhà cung cấp trong nước

Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối bán lẻ, sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa cho những thành công của doanh nghiệp. Để làm hài lòng khách hàng thì cách tốt nhất là cung ứng những hàng hóa tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Nhƣng các doanh nghiệp phân phối bán lẻ lại không trực tiếp sản xuất nên họ phải khai thác và đặt hàng nhà cung cấp. Các doanh nghiệp này chủ yếu tìm đến các nhà cung cấp hàng ở địa phƣơng nơi đặt hệ thống bán lẻ của họ hoặc các vùng lân cận. Việc này làm giảm chi phí về vận chuyển và đảm bảo các hàng hóa thực phẩm tƣơi sống có chất lƣợng hơn so với việc phải vận chuyển từ xa đến. Bên cạnh đó, những nhà cung cấp địa phƣơng không cần phải bận tâm lo ngại về đầu ra cho sản phẩm của mình, việc đƣa sản phẩm vào siêu thị sẽ giúp tiêu thụ ổn định và đây là điều rất cần thiết đối với nhà sản xuất nhất là hàng nông sản, thực phẩm tại các địa phƣơng. Các nhà cung cấp bây giờ chỉ cần quan tâm đến việc làm cho sản phẩm của mình có chất lƣợng tốt nhất có thể. Chính vì vậy, nhu cầu lớn về hàng hóa của các doanh nghiệp FDI bán lẻ sẽ góp phần thúc đẩy

phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi và sản xuất ở các địa phƣơng nơi hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp có mặt. Mặt khác, nhƣ đã phân tích ở trên, các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đang có xu hƣớng mở rộng hệ thống phân phối của mình ra nhiều các tỉnh thành trong cả nƣớc và vì thế sẽ góp phần thúc đẩy các ngành trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất của cả nƣớc. Điển hình nhƣ Big C: Hầu hết các hàng hóa bán tại Big C đều là hàng Việt Nam. Trong toàn hệ thống siêu thị Metro hoạt động tại Việt Nam, tỷ lệ hàng hóa Việt Nam là 90% trong đó 95% các loại thực phẩm cung cấp bởi các trung tâm Metro là sản xuất trong nƣớc.

Hơn nữa, để nâng cao chất lƣợng cho hàng hóa bán lẻ của mình, các doanh nghiệp FDI đã nỗ lực trong việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống hoặc nguyên vật liệu cho nông dân và những doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng hƣớng dẫn cho các nhà cung cấp cách thức sản xuất, thu hoạch, đóng gói nhãn mác hay bảo quan để đáp ứng những yêu cầu về hàng hóa.

Cam kết đầu tƣ lâu dài ở Việt Nam, Metro đặt ra mục tiêu phát triển phải bền vững và góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng. Metro đã vạch chiến lƣợc gắn liền với nông dân, hỗ trợ và hợp tác cùng phát triển. Nhờ đó, Metro đã giúp nông dân giảm thiểu chi phí, sản phẩm có giá bán tốt hơn trong khi Metro có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lƣợng cao, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng. Không dừng lại ở nông sản và trái cây, Metro đang mở rộng phát triển sang lĩnh vực thủy hải sản. Vào đầu tháng 11/2011, Metro đã khai trƣơng trạm trung chuyển cá đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Đây là dự án mà Metro hợp tác với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trạm Trung chuyển Cá của Metro bao gồm xây dựng các cơ sở chế biến cá, và huấn luyện nông dân

ngành cá áp dụng các tiêu chuẩn điển hình trong thực phẩm chất lƣợng và an toàn, trong vệ sinh, đóng gói, bảo quản, và vận chuyển. để đảm bảo chất lƣợng. Hiện nay mỗi ngày trạm trung chuyển này tiếp nhận từ 3-4 tấn cá để phân phối lại cho hệ thống.

Tại Daklak, Metro Cash & Carry cùng với Saigon Co.op hợp tác cùng với ngành trồng bơ Daklak sản xuất trái bơ và giới thiệu trái bơ tới ngƣời tiêu dùng. Tại các địa phƣơng nhƣ An Giang, Nha Trang, Thanh Hoá... Metro và Big C đã kết hợp với chính quyền và nông dân thực hiện chƣơng trình sản xuất các sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn chất lƣợng quy định.

- -

2002, Metro Cash & Carr hơn 20,

- . Big C cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp tác với các nhà cung cấp địa phƣơng đẩy mạnh việc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C” và “Bakery by Big C”.

Việc này không chỉ giúp cho việc phát triển sản xuất tại các địa phƣơng mà còn làm thay đổi phƣơng pháp sản xuất theo hƣớng hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và xanh, sạch.

Ngoài ra, do những tập đoàn bán lẻ có hệ thống cửa hàng, siêu thị của mình trên khắp thế giới, từ đó các tập đoàn này đã tạo điều kiện cho nhà sản xuất Việt Nam đƣợc xuất khẩu hàng hóa. Big C có bộ phận xuất khẩu đặt tại tỉnh Đồng Nai, đảm trách việc thu mua và xuất khẩu hàng hóa nội địa sang thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt là các nhà bán lẻ thuộc tập đoàn Casino.

Giám đốc đối ngoại Big C VN - cho biết năm 2011, Big C đã xuất khẩu hơn 1,000 container hàng Việt trị giá hơn 17 triệu USD. Đánh giá cao tiềm

năng của hàng Việt nên ngay từ những ngày đầu vào Việt Nam, Big C đã thành lập Phòng Xuất khẩu. Với ƣu thế là thành viên của Trung tâm thu mua Casino Global Sourcing - đơn vị đảm trách việc cung ứng hàng hóa cho toàn bộ Tập đoàn Casino (ƣớc tính khoảng 11,700 cửa hàng theo nhiều mô hình và nhiều thƣơng hiệu khác nhau tại 9 nƣớc trên thế giới) - Phòng Xuất khẩu Big C đang xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng may mặc, nội thất, ngoại thất và thực phẩm của khoảng 70 doanh nghiệp lớn trong nƣớc. Từ đó, hàng Việt đã bƣớc vào các chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn thuộc Tập đoàn Casino nhƣ Casino, Géant, Go Sport, Monoprix (Pháp), Pao de Acucar (Brazil), Vindemia (Ấn Độ Dƣơng), Exito (Colombia), Libertad (Argentina)...

Metro Việt Nam cũng xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài, chủ yếu vào hệ thống siêu thị Metro ở Châu Âu. Năm 2008, Doanh số xuất khẩu của Metro Việt Nam là 100 triệu USD.

Nhƣ vậy các nhà sản xuất trong nƣớc, đặc biệt là nông dân có cơ hội để phát triển và ổn định sản xuất cũng nhƣ nâng cao trình độ sản xuất thông qua mối liên kết ngày càng chặt chẽ với những nhà phân phối hiện đại, có quy mô lớn và hoạt động một cách chuyên nghiệp. Từ đó, họ sẽ có thể tạo ra đƣợc thu nhập cao hơn từ việc cung cấp cho các nhà phân phối này những sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn.

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt. Bên cạnh mặt tích cực vừa phân tích nêu trên, các doanh nghiệp FDI cũng gây một số sức ép về phía ngƣời cung cấp.

Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI bán lẻ thƣờng đƣa ra tiêu chuẩn cao về sản phẩm đặc biệt về an toàn thực phẩm và chất lƣợng cao đối với ngƣời nông dân, trong khi đó, các doanh nghiệp này không thể hỗ trợ cho tất cả các hộ nông dân. Do đó nông dân phải đầu tƣ máy móc thiết bị, giống, phƣơng pháp

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 70)