Tổng quan về FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 47)

bối cảnh gia nhập WTO

Với những cam kết nhƣ đã nêu ở trên, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đầu năm 2007, nhiều ngƣời cho rằng hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bởi các dòng FDI đổ vào khu vực thƣơng mại phân phối tăng lên do các chính sách thƣơng mại và đầu tƣ cởi mở sẽ tạo sự cạnh tranh quyết liệt trong việc dành thị trƣờng tiêu thị và ngƣời tiêu dùng. Nhiều ngƣời cũng cho rằng với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa hệ thống bán lẻ, sự hiện diện của các tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam là điều chắc chắn. Tuy nhiên, những phân tích dƣới đây có thể cho thấy điều ngƣợc lại.

2.1.1

Theo số liệu của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, trong vòng 10 năm kể từ năm 1996, Việt Nam đã xem xét và cấp phép cho 21 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 472,795,506 USD. Dự án đầu tiên đƣợc cấp phép là vào ngày 31/8/1996 của Nhật Bản đầu tƣ vào phân phối hàng hóa nông sản tại huyện Lâm Đồng. Năm 2006 là năm có nhiều dự án nhất đƣợc phê duyệt nhất với tổng vốn đầu tƣ lên tới 106,450,000 USD, bình quân là 15,207,143 USD/dự án. Ngoài một số dự án có vốn đăng ký lớn và sau đó đƣợc thực hiện, các dự án còn lại chủ yếu là những dự án thuần thƣơng mại, không có quy mô lớn chỉ vài trăm ngàn USD/dự án; dự án tạm dừng hoặc không thực hiện.

Năm có tổng vốn FDI lớn nhất vào lĩnh vực này lại là năm 2001 với 121,200,000 USD, bình quân 40,400,000 USD/dự án. Đó là do năm 2001 tập

đoàn Metro Cash & Carry của Đức đã đƣợc phê duyệt dự án với 8 trung tâm bán buôn các loại hàng hóa. Tổng vốn đầu tƣ vào 8 trung tâm này lên tới 120 triệu USD. Tuy là trung tâm bán buôn nhƣng tại Việt Nam hoạt động của hãng này có phần thiên về xu hƣớng bán lẻ.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên vốn FDI trong lĩnh vực này chỉ là 13,900,000 USD với 04 dự án đăng ký. Đến tháng 03/2008, vốn FDI là 18,550,000 USD với 03 dự án đăng ký. Vốn FDI trong thời gian này thấp hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc WTO.

Bảng 2.1 - FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư

ĐVT: USD Năm Tổng VĐT Số dự án VĐT/dự án 1996 59,000,000 2 29,500,000 1997 65,975,000 1 65,975,000 1998 12,800,700 2 6,400,350 1999 35,000,000 2 17,500,000 2000 0 0 0 2001 121,200,000 3 40,400,000 2002 0 0 0 2003 300,000 1 300,000 2004 72,369,506 3 24,123,169 2005 0 0 0 2006 106,450,000 7 15,207,143 2007 13,900,000 4 3,475,000 03/2008 18,550,000 3 6,183,333 Tổng 505,545,206 28 18,055,186

(*:Bảng số liệu trên bao gồm cả các dự án dưới hình thức nhượng quyền thương mại tuy nhiên luận văn không đi sâu vào các nội dung liên quan đến hình thức nhượng quyền thương mại.)

Từ khi gia nhập WTO đến hết năm 2010, các dự án của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tại Việt Nam không nhiều. Theo Bộ Công thƣơng cho biết, tính đến tháng 8/2010, mới chỉ có 4 doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam bao gồm Metro, Big C, Lotte Mart, Parkson với tổng số điểm bán lẻ là 23, đặc biệt các doanh nghiệp này đều đƣợc cấp phép đầu tƣ trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO. Sau ngày 01/01/2009 cho đến hết tháng 8/2010, chƣa có thêm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nào thực hiện đầu tƣ vào Việt Nam trong lĩnh vực này, chỉ có một số tập đoàn đã có mặt từ trƣớc WTO đăng ký phát triển thêm chi nhánh.

Trong năm 2011, Việt Nam tiếp nhận thêm một số hãng bán lẻ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực bán lẻ nhƣ:

+ Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) đầu tƣ 101 triệu USD vào thị trƣờng Việt Nam để xây dựng một trung tâm thƣơng mại phục vụ cho việc kinh doanh lĩnh vực phân phối tại quận Tân Phú, trƣớc mắt, Aeon sẽ xây dựng một trung tâm thƣơng mại, chuỗi siêu thị mang thƣơng hiệu Jusco tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà phân phối trong nƣớc đánh giá rất cao về đối thủ nặng ký này bởi đây là doanh nghiệp bán lẻ có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính rất lớn.

+ Tập đoàn Dairy Farm (Hồng Kông) đã hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tƣ ACB Hà Nội mở siêu thị Giant đầu tiên tại Việt Nam (đặt tại Trung tâm Thƣơng mại Crescent Mall, thành phố Hồ Chí Minh). Vốn đầu tƣ đăng ký cho dự án này là 25 triệu USD. Thực ra, Dairy Farm đã vào Việt Nam đƣợc 4-5 năm thông qua công ty con là Giant South Asia Việt Nam, và đã khai trƣơng các siêu thị đầu tiên với thƣơng hiệu Wellcome (bằng cách sở

hữu trọn gói một số siêu thị Citi, Giant South Asia cơ cấu lại hoạt động và đặt lại tên thành hệ thống phân phối mới là Wellcome)

+ Cuối tháng 07/2011, tập đoàn bán lẻ E-Mart (Hàn Quốc) đã ký kết thiết lập liên doanh bán lẻ tại Việt Nam với Tập đoàn U& I (Việt Nam). Liên

doanh -

-

. Trƣớc đó, năm 2006 dƣới hình thức

liên doanh với Công ty Minh Vân (Việt Nam) thành lập công ty TNHH Trung tâm Lotte Shopping VN với số vốn ban đầu là 15 triệu USD (trong đó Lotte góp 80%). Trung tâm thƣơng mại đầu tiên của Lotte Mart khai trƣơng vào ngày 18/12/2008, trung tâm có diện tích 33,389m2 với vốn đầu tƣ là 75 triệu USD. Trong quý III/2011, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt cho Lotte Mart gia tăng vốn đầu tƣ lên tới 50 triệu USD.

Ngoài ra, trong năm 2011, Big C đã mở thêm 4 siêu thị tại Nam Định, Long Biên (Hà Nội), Hải Dƣơng và Thanh Hóa. Hiện tại, Big C có 17 siêu thị trên cả nƣớc. Trong khi đó, Metro Cash & Carry đến từ Đức trong tháng 9/2011 đã khai trƣơng thêm 2 trung tâm phân phối mới tại Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ lên đến trên 33 triệu đô la Mỹ. Với việc mở thêm trung tâm phân phối tại Nha Trang, đến hết năm 2011 Metro đã có tổng cộng 16 trung tâm phân phối trên cả nƣớc.

Có thể đánh giá, FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn còn hạn chế đặc biệt là từ cuối năm 2008 đến năm 2010. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực phân phối bản lẻ đến Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng.

Mặc dù cho đến hết năm 2011 đã có khá nhiều các doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài có tiếng tham gia vào thị trƣờng Việt Nam song có thể đánh giá nếu so với các thị trƣờng trong khu vực, thì đây mới chỉ là bƣớc khởi đầu. Bởi thứ nhất, một số hãng bán lẻ lớn đã vào Việt Nam từ trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO nhƣ Metro hay Big C. Thứ hai, xét trong phạm vi các thị trƣờng trong khu vực, thì ba hãng bán lẻ lớn nhất thế giới (xét theo doanh thu) là Wal-Mart, Carrefour và Tesco đều chƣa tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Trong khi đó, thị trƣờng Trung Quốc đã tiếp nhận Carrefour, Tesco, Wal-Mart và Metro. Thị trƣờng Thái Lan có sự hiện diện của Carrefour, Tesco và Metro.

Tuy vậy vẫn chƣa thể khẳng định đƣợc rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không hào hứng với thị trƣờng bán lẻ đƣợc đánh giá là rất tiềm năng. Nguyên nhân lý giải cho thực trạng FDI trong lĩnh vực bán lẻ trong thời gian vừa qua có thể là:

- Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trƣờng bán lẻ cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, họ phải điều chỉnh lại chiến lƣợc, chính sách, nguồn vốn và cân nhắc kỹ để đi đến quyết định đầu tƣ ở một nƣớc khác.

- Việt Nam chỉ cho phép mở một điểm bán hàng, từ điểm thứ hai phải xem xét ENT mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài cho rằng phải đƣợc phép mở một chuỗi các điểm bán hàng mới mở rộng đƣợc kinh doanh và có lãi.

- Thủ tục hành chính đặc biệt thủ tục cấp phép của Việt Nam còn phức tạp, các tiêu chí ENT còn chƣa cụ thể, có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc nhiều vào chủ quan của cơ quan cấp phép.

- Điều kiện tìm mặt bằng kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, chi phí thuê mặt bằng ở các thành phố lớn nhƣ Tp Hồ Chí Minh hay Hà Nội còn cao.

- Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam mặc dù đƣợc đánh giá tiềm năng lớn, nhƣng chƣa hẳn đã hấp dẫn với các công ty đa quốc gia do thu nhập của

ngƣời dân còn thấp, dân số Việt Nam đông nhƣng phần lớn dân số vẫn làm nông nghiệp…

Nghiên cứu thƣờng niên của A.T Kearney về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu – A.T Kearney Global Retail Development Index viết tắt là GRDI cho thấy Việt Nam luôn là một trong những thị trƣờng đƣợc đánh giá cao về độ hấp dẫn đầu tƣ trong lĩnh vực bán lẻ. Theo nghiên cứu trên năm 2008, Việt Nam đứng vị trí số 01 với 88 điểm. Năm 2009, Việt Nam giữ vị trí số 06 với 55 điểm. Năm 2010 là 50.2 điểm giữ vị trí thứ 14 và năm 2011 là 44.3 điểm ở vị trí thứ 23.

Bảng 2.2 - Chỉ số GRDI của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009

Năm Mức độ thu hút của thị trƣờng (Market attractiveness) Tỷ trọng 25% Mức độ rủi do quốc gia (Country risk) Tỷ trọng 25% Mức độ bão hòa của thị trƣờng (Market saturation) Tỷ trọng 25% Áp lực thời gian (Time Pressure) Tỷ trọng 25% Chỉ số GRDI Tỷ trọng 25% 2007 34 57 76 59 74 2008 34 57 67 99 88 2009 16 34 74 97 55 2010 12.3 49.4 50.2 89.1 50.2 2011 8.4 35 48.8 85.1 44.3

Nguồn: A.T. Kearney

GRDI là chỉ số do tập đoàn tƣ vấn A.T. Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trƣờng nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trƣờng đó càng lớn. Trong đó, các tiêu

chí hình thành GRDI đƣợc chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống nhau là 25% và đều đƣợc đánh giá theo thang điểm 100, gồm:

1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh (Country and business risk), trong đó 0 điểm là rủi ro cao và 100 điểm là rủi ro thấp;

2) Độ hấp dẫn của thị trƣờng (Market attractiveness), trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp và 100 điểm là độ hấp dẫn cao;

3) Độ bão hoà của thị trƣờng (Market saturation), trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm là không bão hoà;

4) Áp lực thời gian (Time pressure), trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và 100 điểm là cần khẩn trƣơng thâm nhập thị trƣờng.

Mặc dù theo đánh giá của AT Kearney, Việt Nam bị tụt dốc dần qua các năm nhƣng nhìn vào tiêu chí mức độ bão hòa có thể thấy thị trƣờng bán lẻ Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Nhìn vào hình dƣới đây, có thể nhận thấy thị trƣờng Việt Nam mới ở trong giai đoạn phát triển trong chu kỳ phát triển thị trƣờng tức là đang bùng nổ nhu cầu, do đó vẫn là một thị trƣờng hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Và khi tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đƣợc cải thiện thì tƣơng lai phát triển của thị trƣờng bán lẻ sẽ khả quan hơn.

Mở đầu Cao trào Chín muồi Kết thúc Định nghĩa Tầng lớp trung lƣu ngày càng phát triển, ngƣời tiêu dùng sẵn sàng thử những loại hình bán lẻ đƣợc tổ chức, chính phủ nới lỏng những hạn chế Ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng nhắm tới những loại hình bán lẻ có tổ chức và phƣơng thức quảng cáo hƣớng tới thƣơng hiệu toàn cầu, cửa hàng bán lẻ phát triển, mặt bằng bán lẻ sẵn có Lƣợng ngƣời tiêu dùng mở rộng đáng kể, việc tìm những mặt bằng theo nhƣ mong muốn trở nên khó khăn hơn, cạnh tranh trở nên tinh vi hơn Ngƣời tiêu dùng quen thuộc với bán lẻ hiện đại, việc tiêu dùng tùy ý cao hơn, cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng bán lẻ trong và ngoài nƣớc, mặt bằng bán lẻ đắt đỏ và không còn sẵn có

Ƣu tiên GRDI

Ƣu tiên thấp Ƣu tiên cao

Phương thức gia nhập

ngành

Đầu tƣ quy mô nhỏ của các hãng bán lẻ nội địa

Có hệ thống nhƣ trực tiếp thông qua các cửa hiệu đƣợc đi vào hoạt động Đặc trƣng là tính hệ thống, nhƣng tập trung vào 2 đến 3 thành phố lớn

Mua lại (thôn tính)

Chiến lược lao động

Xác định lao động lành nghề cho vị trí quản lý

Thuê và đào tạo lao động có tài và cân bằng lao động địa phƣơng và ngoại quốc Thay đổi cán cân lao động nghiêng về phía lao động địa phƣơng Chủ yếu sử dụng lao động địa phƣơng

Hình 2.1 - Phân tích chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu -2011

Nguồn: A.T. Kearney

2.1.2

2.1.2.1

Tính từ năm 1996 đến đầu tháng 3 năm 2008, đã có 14 nƣớc/vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Tuy lƣợng vốn của các nƣớc còn nhỏ nhƣng nó là đòn bẩy quan trọng trong việc phát triển cả hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam. Ba nƣớc có đầu tƣ đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam là Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông với (4 dự án mỗi nƣớc). Trong 14 nƣớc đó, Pháp và Đức là những nƣớc có tổng vốn đầu tƣ lớn nhất với 161,975 triệu USD và 120 triệu USD.

Bảng 2.3 - FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008

ĐVT: USD

TT Tên quốc gia/vùng

lãnh thổ Số dự án Tổng VĐT Bình quân 1 Nhật Bản 3 37,800,700 12,600,233 2 Pháp 4 161,975,000 40,493,750 3 Đức 1 120,000,000 120,000,000 4 Hàn Quốc 4 51,550,000 12,887,500 5 Hồng Kông 4 26,200,000 6,550,000 6 Đan Mạch 2 1,100,000 550,000 7 Singapore 2 15,000,000 7,500,000 8 Hoa Kỳ 1 800,000 800,000 9 Lào 1 300,000 300,000 10 Đài Loan 1 4,994,506 4,994,506 11 Trung Quốc 2 1,625,000 812,500 12 Anh 1 67,000,000 67,000,000 13 Malaysia 1 200,000 200,000 14 Nga 1 17,000,000 17,000,000 Tổng 28 505,545,206 18,055,186

Tuy nhiên, trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, FDI trong ngành bán lẻ gần nhƣ không có nhiều chuyển biến vì vậy thị trƣờng bán lẻ không có thêm doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Bƣớc sang năm 2011, có thêm một số hãng bán lẻ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng Việt Nam đến từ Nhật (Aeon- vốn đầu tƣ đăng ký 101 triệu USD), Hồng Kông (Dairy Farm – vốn thực hiện 25 triệu USD) và Hàn Quốc (E – Mart với vốn đăng ký là 80 triệu USD).

Nhìn tổng thể vào vốn đầu tƣ, có thể thấy xuyên suốt trong thời gian qua Pháp và Đức là hai đối tác chính của Việt Nam trong ngành bán lẻ. Sau đó là Hàn Quốc. Một số các đối tác chỉ đăng ký vốn đầu tƣ nhƣng không thực hiện dự án, một số đối tác khác gia nhập thị trƣờng dƣới hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại với các doanh nghiệp trong nƣớc, đó chủ yếu là những dự án thuần thƣơng mại có quy vốn không đáng kể.

2.1.2.2

Việc phân bố các dự án theo vùng lãnh thổ ảnh hƣởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. Việc phân bố này sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các vùng đồng thời quyết định đến tăng trƣởng chung của cả nƣớc. FDI vào phân phối bán lẻ lại là một nguồn vốn có ảnh hƣởng rất lớn vì nó tác động đến cả một phong tục mua bán truyền thống, và có vai trò quan trọng trong việc phát triển thƣơng mại trong nƣớc.

Vốn FDI này chủ yếu vào các thành phố lớn của Việt Nam là Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nguồn vốn đầu tƣ vào những thành phố lớn vì những

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 47)