Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 94)

Qua các nội dung phân tích nhƣ trên, có thể kết luận rằng trong khoảng thời gian Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm hiện tại, hoạt động FDI trong ngành bán lẻ không diễn ra ồ ạt nhƣng bắt đầu có những tiến triển.

Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội bao gồm cả những tác động tích cực cũng nhƣ những tác động tiêu cực.

Trƣớc hết, cần công nhận những mặt tích cực của hoạt động FDI trong ngành bán lẻ nhƣ sau:

Đầu tiên, FDI trong ngành bán lẻ là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trƣờng nội địa. Nếu so sánh về số lƣợng, các hãng bán lẻ nƣớc ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các hãng bán lẻ nội địa, tuy nhiên với về khía cạnh quy mô và cách thức tổ chức thì các hãng bán lẻ nƣớc ngoài lại vƣợt trội do đó, hoạt động FDI vào ngành bán lẻ còn góp phần làm đa dạng hóa, hiện đại hóa các kênh phân phối bán lẻ. Mức

doanh thu khả quan từ hoạt động FDI vào ngành bán lẻ Việt Nam của một số hãng bán lẻ nƣớc ngoài góp phần tăng mức độ hấp dẫn của thị trƣờng bán lẻ. Không những thế, hoạt động này còn tạo ra cơ hội cho những nhà bán lẻ trong nƣớc có cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu, học hỏi cách thức kinh doanh.

Thứ hai, ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng nhiều lợi ích hơn nhờ hoạt động FDI vào ngành bán lẻ. Ngƣời dân Việt Nam vốn quen với việc mua bán hàng hóa từ các chợ, sạp giờ đây đƣợc tiếp xúc ngày càng nhiều với những kiểu hình bán lẻ mới khi các nhà bán lẻ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng với mức sống ngày càng tăng có thể thỏa mãn về số lƣợng sản phẩm, có thể yên tâm về giá cả, không sợ bị mua đắt hay không phải mặc cả. Việc bán hàng theo hệ thống và tổ chức chặt chẽ cũng làm cho chất lƣợng hàng hóa đƣợc đảm bảo và có độ tin cậy lớn. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng của những hãng bán lẻ nƣớc ngoài cũng làm hài lòng ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, việc xuất hiện các doanh nghiệp FDI bán lẻ xóa bỏ sự thống trị độc quyền của bộ phận bán lẻ trong nƣớc, sự cạnh tranh gay gắt khiến các nhà bán lẻ nội địa phải nỗ lực nhiều trong việc dành đƣợc khách hàng với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đứng trên quan điểm của cả xã hội thì hoạt động FDI trong ngành bán lẻ lại mang lại những tác động tích cực khi tạo ra sự cạnh tranh. Không kể đến những sự hƣởng lợi của ngƣời tiêu dùng, áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp FDI thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc. Nhiều nhà bán lẻ nội địa trở nên mạnh mẽ hơn, trƣởng thành hơn và dành đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng.

Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ còn góp phần thúc đẩy sức sản xuất trong nƣớc. Nhiều nhà cung cấp trong nƣớc không cần phải lo ngại, bận tâm về đầu ra cho sản phẩm khi có những đơn đặt hàng ổn định từ phía các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, một số hãng bán lẻ nƣớc ngoài với nguồn lực về vốn, công nghệ còn giúp một số nhà sản xuất, cung cấp nội địa trong một số

khâu của quá trình sản xuất hoặc trồng trọt chăn nuôi. Không những thế, các chuỗi hệ thống bán lẻ trên toàn cầu của các doanh nghiệp FDI là những nơi mà hàng hóa trong nƣớc có thể xuất khẩu sang.

Bên cạnh những mặt tích cực nhƣ trên, cũng phải thừa nhận những ảnh hƣởng xấu phát sinh từ hoạt động FDI. Trên quan điểm của ngƣời kinh doanh bán lẻ, đƣơng nhiên họ cho rằng hoạt động này mang lại những ảnh hƣởng xấu. Bởi những doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài có sức cạnh tranh rất lớn. Họ có nhiều ƣu thế vƣợt trội về vốn, kỹ thuật công nghệ, nhân lực...Đặc biệt, trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, khi những chính sách bảo hộ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp trong nƣớc phải bị gỡ bỏ, một bộ phận bán lẻ không đủ sức cạnh tranh tất yếu sẽ bị loại khỏi thị trƣờng. Những cơ sở khác dù vẫn duy trì đƣợc hoạt động trong ngành cũng sẽ bị chia sẻ thị trƣờng. Doanh thu có thể giảm sút, lợi nhuận ít đi. Đây là điều không tránh khỏi.

Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ cũng mang lại những rủi ro tiềm ẩn cho những nhà cung cấp trong nƣớc. Chỉ có một số lƣợng nhất định các nhà cung cấp trong nƣớc có đƣợc may mắn nhận đƣợc sự trợ giúp hay thuận lợi từ phía nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hơn nữa, dù nhận đƣợc sự hỗ trợ một phần của các doanh nghiệp FDI, họ vẫn phải tự lo liệu rất nhiều cho quá trình sản xuất đạt những yêu cầu khắt khe của khách hàng nƣớc ngoài, nhiều ngƣời phải đi vay vốn để đầu tƣ cho khâu sản xuất, và do đó họ sẽ gánh chịu nhiều rủi ro, có nguy cơ thua lỗ khi khách hàng nƣớc ngoài không hài lòng và không chấp thuận với sản phẩm. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp FDI cũng đòi chiết khấu sản phẩm rất cao. Ngoài ra, việc chỉ tập trung cung cấp cho các doanh nghiệp FDI sẽ làm cho các nhà cung cấp xao nhãng với những khách hàng khác và trong dài hạn việc này sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI bán lẻ.

Cung ứng hàng hóa kém chất lƣợng và chƣa có giải pháp cụ thể và hiệu quả để chấm dứt triệt để tình trạng này cũng là một bất cập đáng kể của các siêu thị nƣớc ngoài.

Không chỉ có vậy, hoạt động FDI trong ngành bán lẻ cũng tạo ra ảnh hƣởng đến vấn đề việc làm. Hoạt động này mang lại việc làm cho nhiều ngƣời và cũng làm nhiều ngƣời mất việc. Tuy nhiên, với số liệu thống kê thể hiện sự tăng lên về số lƣợng lao động trong ngành bán lẻ, có thể cho rằng FDI trong ngành bán lẻ chƣa tạo ra tác động tiêu cực nào quá lớn hay quá rõ ràng đối với vấn đề việc làm.

Nhƣ vậy, có thể đánh giá rằng Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ trong thời gian qua mang lại khá nhiều lợi ích cho nhiều thành phần của đời sống kinh tế xã hội từ ngƣời tiêu dùng đến các nhà cung cấp. Nhƣng cũng không thể phủ những tác động tiêu cực mà hoạt động FDI trong ngánh bán lẻ đã gây ra. Tuy nhiên, những mặt hạn chế này chƣa trở nên thực sự gay gắt hay đƣợc bộc lộ rõ ràng và vẫn chƣa đủ cơ sở để khẳng định. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do trong thời gian vừa qua, hoạt động FDI trong bán lẻ ở Việt Nam chƣa thực sự bùng nổ mà chỉ ở mức độ có chừng mực nhất định. Nhƣng điều cần thiết hơn cả là chuẩn bị sẵn sàng và tốt nhất có thể để hạn chế tối đa những tiêu cực đó chứ không phải là đóng cửa thị trƣờng và hạn chế FDI. Hơn nữa, với xu hƣớng hội nhập quốc tế đặc biệt là việc gia nhập WTO, mở cửa thị trƣờng và tiếp nhận dòng vốn FDI là điều tất yếu cho dù bộ phận bán lẻ trong nƣớc sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt.

Việc quản lý hoạt động FDI bán lẻ cũng nhƣ hoạt động bán lẻ của Nhà nƣớc vẫn còn những hạn chế mà căn bản xuất phát từ các quy định ban hành. Việc quản lý sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các quy định ban hành của Nhà nƣớc đƣợc điều chỉnh phù hợp và dễ thực hiện hơn.

Chương 3

Một số giải pháp quản lý hoạt động FDI trong

lĩnh vực phân phối bán lẻ và phát triển ngành bán lẻ trong nước

Để có thể đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động FDI trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, cần xác định những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn đối với nhà bán lẻ nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế, mở cửa thị trƣờng.

- Những thuận lợi của các nhà bán lẻ nội địa khi mở cửa thị trƣờng là: + Đặc điểm của bán lẻ là tính phân tán cao và gắn với địa điểm bán lẻ cụ thể, với địa bàn dân cƣ cụ thể. Với mạng lƣới các điểm bán lẻ khá dầy đặc phân bối khắp nơi đang trở thành một lợi thế cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam.

+ Hiện kênh bán lẻ truyền thống chiếm phần chủ yếu trên lƣợng lƣu chuyển hàng hóa. Về dài hạn, tỷ lệ này giảm dần nhƣng về tuyệt đối vẫn sẽ tăng lên. Đây là dƣ địa cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam vì các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu khai thác vào thị trƣờng thông qua các kênh bán lẻ hiện đại.

+ Hơn ai hết, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam gắn bó về văn hóa, hiểu biết về tập quán, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam.

+ Trong cam kết, Chính phủ áp dụng biện pháp ENT – kiểm tra nhu cầu kinh tế khi cấp phép từ cơ sở bán lẻ thứ hai đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Nhà bán lẻ trong nƣớc có cơ hội để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phƣơng thức kinh doanh hiện đại cũng nhƣ có thêm động lực trong việc đổi mới, phát triển kinh doanh, nâng cao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của mình.

- Những mặt khó khăn là:

+ Năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp yếu (đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, phƣơng thức kinh doanh chƣa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chƣa hiện đại, chiến lƣợc kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức...)

+ Tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu (liên kết dọc giữa nhà sản xuất – nhà bán buôn – nhà bán lẻ, liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ, liên kết dọc giữa nhà sản xuất – nhà bán buôn – nhà bán lẻ, liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ logistic, ngân hàng....)

- Những mặt mạnh cơ bản của nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực bán lẻ là:

+ Vốn, kinh nghiệm quản lý, phƣơng thƣc kinh doanh chuyên nghiệp, nguồn nhân lực tốt...

+ Kết nối mạng phân phối của họ tại Việt Nam với khu vực và toàn cầu;

+ Không bị hạn chế hình thức đầu tƣ (đƣợc phép lập cơ sở bán lẻ với 100%) nên Nhà đầu tƣ có quyền định đoạt mọi vấn đề

+ Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có chiến lƣợc, bƣớc đi bài bản với định hƣớng phát triển mang tính dài hạn

- Khó khăn đối với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực bán lẻ là:

+ Phải tìm hiểu thị trƣờng mới (môi trƣờng văn hóa, pháp luật, tập quán, thói quen tiêu dùng)

+ Phải theo lộ trình mở cửa, thực hiện đúng theo cam kết của Việt Nam + Phụ thuộc lớn vào điều kiện nền kinh tế toàn cầu khi đầu tƣ vào thị trƣờng mới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)