Về khâu quản lý, giám sát

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 100)

- Định hƣớng chính sách: Tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng và lĩnh vực bán lẻ nói chung. Cụ thể:

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cơ hội và thách thức khi mở cửa, thị trƣờng bán lẻ

+ Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cam kết mở cửa thị trƣờng + Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển (ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ phát triển) về tiếp cận vốn, thuế, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, hiệp hội tổ chức hệ thống bán lẻ một số mặt hàng trọng yếu...

+ Kiểm tra, kiểm soát môi trƣờng kinh doanh - Mục tiêu:

+ Thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

+ Hình thành những kênh lƣu thông ổn định, gắn kết giữa sản xuất, phân phối, bảo đảm thị trƣờng phát triển ổn định bền vững. Phát triển hệ thống bán lẻ gắn với phát triển dịch vụ logistics để giảm chi phí.

+ Phát triển đa dạng hệ thống bán lẻ, kết hợp các phƣơng thức kinh doanh hiện đại với các phƣơng thức truyền thống đƣợc tổ chức văn minh, coi trọng việc mở rộng thị trƣờng nông thôn.

+ Tạo ra thị trƣờng cạnh tranh nhƣng đảm bảo sự duy trì hoạt động của các nhà bán lẻ trong nƣớc nhất là các hộ kinh doanh độc lập.

Trên cơ sở định hƣớng và mục tiêu nhƣ trên, bài viết xin đề xuất một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Về việc xây dựng chính sách:

Cần vận dụng các tiếp cận cân bằng hơn, có tính đến lợi ích của các bên liên quan trong xã hội khi xây dựng các chính sách liên quan đến bán lẻ. Cần chú ý hơn đến lợi ích ngƣời tiêu dùng, nhu cầu phát triển lãnh thổ, giảm nghèo ở khu vực nông thôn và chiến lƣợc phát triển chung của Việt Nam

Các chính sách liên quan đến các phƣơng thức bán lẻ hiện đại nhƣ siêu thị, cửa hàng quy mô lớn cần tạo dựng một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc

Cần xem xét lại các công cụ chính sách sẵn có để bảo vệ lợi ích kinh tế hợp pháp của nhà bán lẻ truyền thống (quy mô nhỏ); Đặc biệt cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh thông qua luật và chính sách về cạnh tranh. Đây là phƣơng tiện hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” của các nhà bán lẻ quy mô lớn, bất kể là doanh nghiệp Việt Nam hay nƣớc ngoài

Các biện pháp bảo hộ phù hợp với WTO nhƣ trợ cấp cho doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc có thể vận dụng để hỗ trợ cho ENT trong khi ENT dễ bị khiếu nại về khả năng không phù hợp WTO.

Về việc xây dựng luật và quy định

Các nhà quản lý cấp trung ƣơng và địa phƣơng cần áp dụng các nguyên tắc quản lý quốc tế tốt (good regulatory principles)

Đặc biệt, minh bạch hóa mọi quy trình xây dựng luật pháp và thực thi quản lý sẽ cải thiện tính hiệu quả của các quy định Các quy định quản lý liên quan đến quy hoạch phân phối bán lẻ đặc biệt là quyết định ảnh hƣởng đến tiếp cận thị trƣờng cần dựa vào các nghiên cứu đánh giá độc lập và công bằng Các quyết định quản lý riêng lẻ phải có cơ sở rõ ràng minh bạch công khai

Thiết lập các cơ chế tham vấn trong việc xây dựng luật pháp và cơ chế quản lý bao gồm các phiên điều trần (public hearings) công khai, có quy tắc và thời hạn rõ ràng. Các cơ chế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lấy ý kiến doanh nghiệp và ngƣời dân trƣớc khi xây dựng các quy định có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển của các cơ sở bán lẻ chẳng hạn nhƣ các quy hoạch

Chính phủ cần thiết lập cơ chế rà soát và khiếu nại đối với các quyết định hành chính

Luật pháp Việt Nam cần đƣợc cải thiện hơn nữa nhằm đáp ứng các nghĩa vụ minh bạch và khách quan của WTO

Về kiểm tra nhu cầu kinh tế

Theo biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam có 03 nghĩa vụ chính: (i) đảm bảo các thủ tục đã có và đƣợc công bố công khai đối với các hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập hơn 1 cơ sở bán lẻ; (ii) việc xem xét phải trên cơ sở các tiêu chí khách quan; và (iii) tiêu chí chính của ENT là số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ hiện tại trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trƣờng và quy mô địa lý

Phân tích các văn bản pháp lý hiện hành về ENT của Việt Nam cho thấy đã có các thủ tục cơ bản cho việc cấp phép lập cơ sở bản lẻ. Tuy nhiên, các thủ tục này có vẻ còn hạn chế và cần hoàn thiện, chẳng hạn nhƣ quy định về ủy ban nhân dân tỉnh, địa phƣơng. Ngoài ra, phân tích còn cho thấy những thủ tục này chỉ đƣợc coi là “đã có” đối với những hồ sơ đề nghị cấp phép nộp sau khi các thủ tục này có hiệu lực và đƣợc công bố công khai nếu phải đƣợc công bố. Nhƣ vậy, các thủ tục này gây lo ngại về khả năng phù hợp với điều VI:2 (a) GATS quy định phải có thủ tục cụ thể về việc xem xét lại các quyết định

Đối với nghĩa vụ thứ hai, điều lƣu ý là cả 3 văn bản pháp lý dƣờng nhƣ không đặt ra tiêu chí cho việc xem xét cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là, theo nghĩa vụ đảm bảo việc ra quyết định phải dựa trên tiêu chí khách quan, Việt Nam đã cam kết xây dựng các tiêu chí để các cơ quan có thẩm quyền dựa vào mà đánh giá xem hồ sơ đề nghị thành lập có đáp ứng các điều kiện hay không. Các điều kiện này (ít nhất) phải phản ánh 3 tiêu chí đề ra trong Biểu cam kết (bao gồm số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trƣờng, quy mô địa lý), nhƣng đồng thời phải chi tiết cách thức vận dụng 3 tiêu chí nói trên cho mục tiêu ENT Một cách thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu rằng việc xem xét hồ sơ phải dựa trên các tiêu chí khách quan, Việt Nam cần thông qua việc xây dựng luật và quy định về việc:

Làm thế nào và trên cơ sở nào có thể hạn chế số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ hiện đang hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể;

Làm thế nào để duy trì sự ổn định của thị trƣờng và trên cơ sở nào để hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài cho mục đích ổn định thị trƣờng; và

Làm thế nào và trên cơ sở nào để hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài trong quy mô địa lý.

Phân tích pháp lý nhấn mạnh rằng Việt Nam phải ban hành các văn bản pháp lý cụ thể để giải thích, triển khai và vận dụng các tiêu chí ENT. Việt Nam có nhiều lựa chọn trong vấn đề này. Chẳng hạn nhƣ theo mô hình của Bỉ và Pháp, Việt Nam có thể xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp quy định chỉ cấp phép cho các cửa hàng bách hóa,các dự án thƣơng mại phức hợp và các cơ sở có diện tích lớn hơn ngƣỡng nhất định. Việc phê duyệt sẽ dựa trên đánh giá bao gồm 3 tiêu chí đã nêu trong Biểu cam kết, đƣợc triển khai và giải thích thích đáng. Các chính sách trong nƣớc nhƣ quy hoạch, kế hoạch và quy định về xây dựng, tiêu chuẩn về kích thƣớc cơ sở bán lẻ cũng là các công cụ của Chính phủ để điều tiết thị trƣờng theo hƣớng mong muốn

Ngoài ra, ngụ ý của từ “bao gồm’ trong Biểu cam kết là Việt Nam có thể xây dựng quy định bao gồm các tiêu chí khác ngoài 3 tiêu chí liệt kê trong Biểu cam kết

Chính phủ cần gấp rút xây dựng các quy tắc về thủ tục và tiêu chí chi tiết cho ENT theo Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam để thực hiện GATS thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Trƣớc mắt cần cụ thể hóa cả tiêu chí về quy mô, số lƣợng các nhà cung cấp trên địa bàn, sự ổn định thị trƣờng, mật độ dân cƣ trên địa

bàn và sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch địa phƣơng của cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế khi ở điểm bán lẻ thứ hai trở đi để tránh việc các địa phƣơng có các cách giải thích và vận dụng khác nhau, tạo nên sự công bằng mình bạch và làm cơ sở để các doanh nghiệp nƣơc ngoài làm hồ sơ, cũng nhƣ làm cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét hồ sơ xin mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật để tránh trƣờng hợp các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã mở điểm bán lẻ thứ nhất tiếp đó xin giấy phép liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam với số vốn góp dƣới 49% (cam kết không hạn chế) sau đó mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam và trở thành điểm bán lẻ thứ hai mà không cần phải kiểm tra nhu cầu kinh tế.

Về việc cấp phép nói chung:

Cần rà soát lại các hoạt động cấp phép (kể cả nhu cầu đối với mọi thể loại thủ tục cấp phép) nhằm mục tiêu đơn giản hóa Cần đánh giá lại nhu cầu phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc đối xử bình đẳng trong bất kỳ trƣờng hợp nào có thể.

Các địa phƣơng cần tiếp tục hoàn thiện về hệ thống bán lẻ, đơn giản hóa thủ tục hành chính về cấp phép đầu tƣ và cấp phép kinh doanh. Quy hoạch và các thủ tục phải minh bạch, đƣợc công bố công khai, có hƣớng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn các địa điểm phù hợp để đầu tƣ.

Về kiểm tra giám sát

Tăng cƣờng kiểm tra giám sát các hoạt động bán buôn bán lẻ tránh trƣờng hợp kinh doanh các hàng hóa không đủ điều kiện, các hàng hóa vi phạm bản quyền, chất lƣợng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ...đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tạo nên môi trƣờng cạnh tranh minh bạch công bằng, thúc đẩy sản xuất và dịch vụ bán lẻ phát triển Về phát triển thị trƣờng ở khu vực nông thôn

Nhà nƣớc cần xây dựng chiến lƣợc tổng thể về phát triển và khai thác thị trƣờng nông thôn.

Cần tiến hành ngay quy hoạch mạng lƣới phân phối hàng hóa trên thị trƣờng nông thôn. Theo đó, thiết kế các chính sách ƣu đãi về đất đai, về tài chính… để xây dựng, duy trì và phát triển mạng lƣới này.

Nhà nƣớc cần có chƣơng trình xây dựng mạng lƣới tiêu thụ rộng khắp trên cơ sở củng cố và đầu tƣ nâng cấp các chợ nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tƣ nhân có cơ sở vật chất tốt hơn để tổ chức hoạt động bán hàng và trở thành mạng lƣới bán lẻ trung thành của các doanh nghiệp lớn.

3.1.2. Về việc thu hút FDI cho lĩnh vực bán lẻ trong nước

- Thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa theo các cam kết quốc tế

Mở cửa thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ phân phối với lộ trình đã cam kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam đồng thời tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nƣớc phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thƣơng mại, đẩy mạnh quá

trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tăng trƣởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nƣớc tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vƣơn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối.

Bên cạnh đó mở cửa phải đi đôi với việc công bố rộng rãi những tiến trình xúc tiến việc mở cửa thị trƣờng trên toàn thế giới để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đối với các doanh nghiệp đã đến tìm hiểu thị trƣờng Việt Nam, nhà nƣớc cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đƣợc tiếp xúc với nguồn thông tin cần thiết và hỗ trợ về mặt pháp lý để đẩy nhanh tiến độ xúc tiến đầu tƣ. Để làm đƣợc việc đó, Chính phủ có thể thành lập Website công bố toàn bộ các chính sách về thƣơng mại, về đầu tƣ, về sở hữu trí tuệ…. Điều đó cũng đáp ứng nguyên tắc công khai, minh bạch theo yêu cầu của WTO.

- Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ

Để thu hút đƣợc vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, bên cạnh việc hoàn thiện và tăng tính hấp dẫn của các văn bản thì việc sớm công bố quy hoạch trở nên cấp bách. Quy hoạch này cần cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong việc thu hút vốn đầu tƣ giữa các vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tƣ.

Trong thực tế, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ một cách cân bằng giữa các vùng là mong muốn của cả nền kinh tế. Tuy nhiên,

để thực hiện đƣợc thì lại rất khó. Các dự án lớn của các tập đoàn bán lẻ đều chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn do họ đều đặt các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu lên hàng đầu. Do đó nhà nƣớc cần có những chính sách ƣu đãi tƣng xứng để thu hút nguồn vốn FDI về vùng nông thôn nhằm phát triển cân bằng giữa các vùng và góp phần đô thị hóa nông thôn.

- Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư

Để tạo sự hấp dẫn cho dòng vốn đầu tƣ, việc hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ có ý nghĩa rất quan trọng. Giải pháp này cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép cho các dự án FDI: Thủ tục đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tƣ và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rƣờm rà, sách nhiễu sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, gây trở ngại đến việc thu hút đầu tƣ. Thêm vào đó, Việt Nam sắp tới thời điểm thực sự mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ thì thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép đầu tƣ cho các dự án FDI lại càng cần phải hoàn thiện. Thêm vào đó, Chính phủ cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo đúng các cam kết trong WTO bảo đảm đƣợc lợi ích chung của xã hội.

Hai là, nâng cao chất lƣợng mặt bằng đồng thời với việc củng cố hạ tầng vật chất kỹ thuật: Đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ thì mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định đối với doanh số bán hàng. Vì vậy chính phủ cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và

thuận tiện để các doanh nghiệp. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà những mặt bằng đẹp đang đƣợc tăng cƣờng tận dụng thì chính phủ nên quy hoạch thống nhất những vị trí có thể đầu tƣ xây dựng những trung tâm thƣơng mại đảm bảo sự tiện lợi cho việc kinh doanh của các tập đoàn nƣớc ngoài, sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đồng thời tạo nên tổng thể

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)