Giải pháp về phía khu vực bán lẻ trong nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 115)

Định hƣớng:

Trƣớc hết, cần phải nhận thức liên kết là yêu cầu tự thân của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển nhằm hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh của nhau cùng phát triển;

Hình thức liên kết: liên kết chặt (thông qua các hình thức hợp tác liên doanh, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, nhƣợng quyền thƣơng mại...); liên kết mềm (tham gia các hiệp hội, câu lạc bộ...) nhằm liên kết giữa sản xuất với lƣu thông, giữa bán buôn với bán lẻ, giữa dịch vụ hậu cần, tài chính, ngân hàng với thƣơng mại...

- Tăng tốc quá trình cải tạo, đầu tƣ xây dựng mới các cơ sở kinh doanh để nhanh chóng hiện đại hóa và mở rộng mạng lƣới kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kết hợp hài hòa giữa bảo đảm lợi nhuận của doanh nghiệp và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời tiêu dùng. Phát triển một hệ thống phân phối hiện đại với nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia sẽ rất có lợi cho ngƣời tiêu dùng, vì:

Tính cạnh tranh cao dẫn đến ngƣời tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn trong mua sắm, hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lƣợng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn;

Theo lý thuyết “qui mô kinh tế”, thì hàng hóa lƣu thông tốt hơn, khoa học hơn sẽ có chi phí lƣu thông thấp hơn;

Chất lƣợng phục vụ tốt hơn, văn minh thƣơng mại cao hơn;

Tiết kiệm thời gian mua sắm cho ngƣời tiêu dùng, tạo điều kiện tái tạo sức lao động tốt hơn...

- Các hiệp hội (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, Hội ngƣời tiêu dùng Việt Nam, Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lƣợng cao...) với sự góp sức của các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần phát động phong trào “Hàng

Việt vì ngƣời Việt” để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam duy trì và có cơ hội phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới hiện đại, hƣởng ứng cuộc vận động lớn của Bộ Chính trị "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam"./.

Với định hƣớng cho khu vực bán lẻ trong nƣớc nhƣ trên, bài viết đề xuất một số biện pháp cụ thể nhƣ sau:

Doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức

Vốn luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn.

Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có vốn lớn gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm, hàng nghìn lần so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ trong nƣớc. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển trong một môi trƣờng kinh doanh mà áp lực cạnh tranh và sự biến động kinh tế là rất lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là nguồn vốn. Vì thế doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn vốn để thực hiện đầu tƣ phát triển. Nguồn vốn có thể là từ vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế khác thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, thậm chí có thể huy động vốn từ các nhân viên của doanh nghiệp.

Tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước

Cho dù các tập đoàn bán lẻ có tập trung đầu tƣ nghiên cứu thị trƣờng thì cũng không thể hiểu hết về thị trƣờng Việt Nam bằng các doanh nghiệp

Việt Nam. Tại Việt Nam đã có những trƣờng hợp của các mô hình cửa hàng tiện lợi nhƣ Masan, Daily vốn rất phổ biến trên thế giới nhƣng không thích hợp với thị trƣờng Việt Nam nên nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trƣờng. Sự hiểu biết về thị trƣờng là một thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp trong nƣớc. Nếu nhƣ biết tận dụng tốt thế mạnh này thì các doanh nghiệp trong nƣớc có thể vững vàng cạnh tranh cùng các tập đoàn nƣớc ngoài. Điều này đã đƣợc chứng minh rất rõ bởi sự thành công của các nhà bán lẻ Hàn Quốc. Hiện nay nếu so sánh tƣơng quan trên thị trƣờng bán lẻ nội địa hiện nay bằng chỉ tiêu doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn đang tỏ ra chủ động và vƣợt trội trong việc nắm bắt phần lớn các kênh phân phối trên thị trƣờng nội địa. Thành công này phần lớn là nhờ vào cách ứng xử của ngƣời tiêu dùng, quyết định bởi thu nhập họ có đƣợc, tập quán mua bán truyền thống, kinh nghiệm và sở thích. Trong thời gian tới, để cạnh tranh và giữ đƣợc vị thế của mình, ngoài việc khai thác triệt để ƣu thế về độ quen thuộc, thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của ngƣời dân; để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu tiêu dùng của ngƣời dân, vốn rất nhanh nhạy với giá cả, chất lƣợng dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần nhanh chóng đổi mới theo phƣơng pháp quản lý kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp

Đổi mới khâu tổ chức và quản lý

Thứ nhất, áp dụng công nghệ hiện đại. Nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng, áp dụng công nghệ hiện đại là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cái lợi đầu tiên trong việc đƣa công nghệ hiện đại vào quản lý là con ngƣời bởi nó làm thay đổi tƣ duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp, ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có đƣợc thông tin

nhanh chóng và chính xác. Các cấp quản lý có thể tối ƣu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa công việc, giảm chi phí...

Thứ hai, ứng dụng thƣơng mại điện tử vào kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cần coi thƣơng mại điện tử là xu thế khách quan, một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng hợp tác, quản lý điều hành kinh doanh nhanh chóng kịp thời với mức chi phí hợp lý nhất. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình chiến lƣợc và kế hoạch ứng dụng thƣơng mại điện tử phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, xây dựng cho mình các website riêng và tăng cƣờng đầu tƣ cho ứng dụng thƣơng mại điện tử. Việc tham gia vào đúng lúc, đúng thời điểm với sự chuẩn bị đầy đủ sẽ mang lại những đột phá mang tính bƣớc ngoặt cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lƣợng của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị nội địa đang ngày càng khiến nhiều khách hàng chán nản. Những vụ thanh tra gần đây cho thấy nhiều vi phạm trong hệ thống này nhƣ bán hàng quá hạn, hàng chƣa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, hàng không rõ nguồn gốc…Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo các tiêu chuẩn quốc tế để thực sự mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành, xây dựng thƣơng hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nƣớc mà cả trên thế giới. Đối với mặt hàng nông sản,

thực phẩm các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp nhƣ kiểm tra thực tế khả năng nuôi trồng của nhà cung cấp, kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, kiểm tra giấy xét nghiệm định kỳ đối với sản phẩm và lựa chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp, nghiêm túc đảm bảo giúp siêu thị khẳng định uy tín với khách hàng.

Một trong những hạn chế của các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc là các nguồn cung cấp hàng hóa hạn chế đặc biệt là nguồn hàng nhập khẩu so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nƣớc phải phát huy các lợi thế của mình trong việc khai thác các nguồn hàng trong nƣớc vừa làm đa dạng danh mục mặt hàng, tiết kiệm chi phí vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc phát triển và thực hiện chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó, cần không bán các hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm bản quyền, không đảm bảo vệ sịnh an toàn thực phẩm để tạo uy tín cho doanh nghiệp đồng thời phát triển hệ thống logistics, áp dụng công nghệ thông tin, không ngừng nâng chất lƣợng dịch vụ, giảm giá thành để tạo nên sự cạnh tranh riêng biệt cho nhà bán lẻ trong nƣơc.

Chính sách về nguồn nhân lực, thu hút nhân lực có chất lượng cao

Nguồn nhân lực đƣợc coi là vấn đề sống còn của mỗi một doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa không nằm ngoại lệ. Vốn quý nhất của doanh nghiệp chính là vốn nhân sự, một đội ngũ lao động đƣợc đào tạo gắn kết cùng đồng lòng chia sẻ thuận lợi và vƣợt qua những thử thách gay go của quá trình kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Ngành dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa thu hút một lƣợng lao động lớn, tuy nhiên do đặc thù của ngành nên lao động đến với ngành này phần lớn chƣa qua đào tạo, trong khi nguồn cung lao động của ngành dịch vụ phân phối rất dồi dào, thực hiện hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ... điều này gây cho

ngành dịch vụ phân phối hàng hóa một áp lực cạnh tranh rất lớn sẽ đƣợc tạo ra từ phía các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng này khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng dịch vụ trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Có thể nói việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối sẽ không chỉ tạo ra những tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít tác động về mặt xã hội ở Việt Nam . Chính vì vậy, việc nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa.

Các doanh nghiệp cần có các chính sách về đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực, thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp, gửi các cán bộ có năng lực đi tham quan thực tế và học tập nâng cao trình độ ở nƣớc ngoài, đồng thời có chính sách để tăng thu nhập và tạo các cơ hội về nghề nghiệp và thăng tiến để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho doanh nghiệp trên cơ sở đó để nâng cao khả năng cạnh tranh cùng phát triển hệ thống phân phối đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế. Các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên nhƣ khả năng giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, đánh giá nhu cầu, kỹ năng thƣơng lƣợng, các kỹ năng giải quyết vấn đề. Chính những kỹ năng đó sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn

Thị trƣờng nông thôn là một thị trƣờng tiềm năng. Cơ cấu dân số nông thôn chiếm tỷ lệ chủ yếu (70% dân số sống ở nông thông) và thu nhập ở nông thôn cũng có xu hƣớng một tăng dần do sự phát triển sản xuất các sản phẩm nông, ngƣ nghiệp cho xuất khẩu và thu nhập từ tiền đền bù đất nông nghiệp để phục vụ quá trình đô thị hóa... Theo trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cơ cấu tiêu dùng của khu vực nông thôn nhƣ sau: khoảng 50% dành cho lƣơng thực, thực phẩm, 5% dành cho may mặc; 15%

danh cho các đồ dùng gia đình; 5% dành cho sửa chữa nhà, điện nƣớc, đi lại; 15% dành cho y tế, giáo dục và khoảng 10% dành cho giỗ chạp, giao tế xã hội... Nhƣ vậy, có thể nói nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của khu vực này là rất lớn. Xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân nông thôn cũng đã chuyển một cách tích cực sang tiêu dùng hàng Việt Nam đặc biệt các mặt hàng dệt may, điện gia dụng, thực phẩm công nghệ ... sản xuất trong nƣớc đã khẳng định thƣơng hiệu và chiếm lĩnh khá tốt thị phần tại nông thôn. Vì vậy cần phải nhìn nhận đây là thị trƣờng có tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt phát triển mạng lƣới phân phối bán lẻ hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài mới chỉ cạnh tranh chủ yếu trên thị trƣờng các thành phố lớn. Mỗi ngày một ngƣời dân nông thôn tăng mua 1,000 đồng hàng hóa thì tổng mức bán lẻ ở khu vực này tăng thêm khoảng 60- 70 tỉ đồng và khi mở rộng thị trƣờng tới vùng nông thôn, các nhà bán lẻ trong nƣớc không những tránh đƣợc các sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI mang đến mà còn đƣợc hƣởng lợi rất lớn từ sự ƣu tiên về vị trí, về mặt bằng cũng nhƣ sự ƣu tiên trong các chính sách phát triển của nhà nƣớc.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp đặc biết là các doanh nghiệp có quy mô lớn trong thời gian tới cần có những giải pháp để phát triển khu vực thị trƣờng này. Cụ thể:

Các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc và kế hoạch để xây dựng mạng lƣới bán lẻ trên thị trƣờng nông thôn, trong đó chú trọng việc lựa chọn và sử dụng mạng lƣới tiểu thƣơng hiện có để làm các đại lý bán lẻ. Khi đã có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về đất đai, mặt bằng kinh doanh các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội để xây dựng các trung tâm thƣơng mại với quy mô phù hợp nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trƣờng này

Vấn đề quan trọng bậc nhất để chiếm đƣợc niềm tin và sự trung thành của khách hàng nông thôn là các doanh nghiệp phải đƣa hàng có chất lƣợng tốt, có thƣơng hiệu đảm bảo với giá cả phải chăng phù hợp với mức thu nhập ở nông thôn.

Trong thời gian trƣớc mắt khi chƣa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần chủ động khắc phục khó khăn để có kế hoạch định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) đƣa hàng về các vùng nông thôn đã xác định.

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng ngay tại địa phƣơng. Điều này hết sức quan trọng vừa giảm thiểu chi phí cho việc đƣa nhân viên của doanh nghiệp về các vùng nông thôn vừa tạo đƣợc đội ngũ cán bộ và nhân viên am hiểu văn hóa và phong tục địa phƣơng. đồng thời giúp địa phƣơng tạo công ăn việc làm cho con em nông dân sau khi đã tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề.

Cần tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến cho hàng Việt, đào tạo nhân viên marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa; chú trọng đến các chƣơng trình khuyến mại để kích cầu của nông dân, chú trọng khâu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)