Các loại phúc lợi cho người lao động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nhân lực của công ty cổ phần xây lắp điện i – pcci (Trang 35)

III/ Nhóm hoạt động duy trì và phát triển nguồn nhân lực

2.1.2.2Các loại phúc lợi cho người lao động

2. Công cụ duy trì và phát triển nguồn nhân lực

2.1.2.2Các loại phúc lợi cho người lao động

a) Khái niệm: Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.

b) Vai trò:

- Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ tiền mua nhà, xe, tiền khám chữa bệnh…

- Phúc lợi làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp giữ chân một lực lượng lao động có trình độ cao.

- Giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như BHXH,BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

c) Các loại phúc lợi

+ Phúc lợi bắt buộc: là một khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam, các phúc lợi bao gồm 5 chế độ: tự cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

+ Phúc lợi tự nguyện: là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của các lãnh đạo ở công ty. Bao gồm các loại như: Bảo hiểm sức khỏe. bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khẳ năng lao động, phúc lợi bảo đảm thu nhập, phúc lợi bảo đảm hưu trí, phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt…Các dịch vụ cho người lao động như: dịch vụ bán hàng giảm giá, cho vay tín dụng, trợ cấp về giáo dục đào tạo, tư vấn, phúc lợi chăm sóc y tế, dịch vụ giải trí, chương trình thể thao văn hóa…

d) Các nguyên tắc của phúc lợi.

- Chương trình đó phải vừa có lợi ích cho người lao động, vừa có lợi cho người quản lý. Chi phí cho phúc lợi phải đưa đến là kết quả tăng NSLĐ, chất lượng phúc lợi, sự trung thành hơn của người lao động và tinh thần của họ được nâng cao hơn, giảm sự mâu thuẫn giữa người lao động và tổ chức.

- Chương trình đó phải có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí của chương trình phải nằm trong khả năng thanh toán của tổ chức.

- Chương trình phải được xây dựng một cách rõ ràng, thực hiện một cách công bằng và vô tư với tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nhân lực của công ty cổ phần xây lắp điện i – pcci (Trang 35)