Chương: Cacbohiđrat

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 52)

C. CH3OOCCH2COOC2H5 D CH3CH2COOCH2CH 2CH

2.2.2.Chương: Cacbohiđrat

A. CH4 B C2H6 C C2H4 D CO

2.2.2.Chương: Cacbohiđrat

2.2.2.1. Mục tiêu

*. Kiến thức:

HS biết:Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohidrat.

HS hiểu: Các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và polisaccarit tiêu biểu. Từ cấu tạo của các hợp chất trên, dự đoán tính chất hoá học của chúng. Từ các tính chất hoá học (các tính chất nghiên cứu và các thí nghiệm khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohiđrat.

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất (ở những dạng khác nhau: mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng).

Kĩ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh, phân biệt các hợp chất cacbohiđrat.

Viết các phương trình hoá học. Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat.

*. Thái độ, tình cảm:

HS có ý thức tìm tòi, khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, trung thực và nghiêm túc trong khoa học. 2.2.2.2. Hệ thống bài tập Bài 5: Glucozơ A. Trắc nghiệm khách quan: Dạng biết

Bài 1: Trong thiên nhiên, glucozơ có nhiều trong:

A. cây mía B. các loại quả chín C. củ cải đường D. hoa thốt nốt.

Bài 2: Phản ứng chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng là:

A. phản ứng với [Ag(NH3)2]OH B. phản ứng với Cu(OH)2 C. phản ứng với H2/Ni,t0 D. phản ứng với CH3OH/HCl

Bài 3: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dd glucozơ phản ứng với:

A. Cu(OH)2 /NaOH, t0 B. Na C. AgNO3 /NH3 , t0 D. Cu(OH)2 , t0 thường

Dạng hiểu:

Bài 4: Fructozơ không phản ứng với:

A. H2/Ni, t0 B. Cu(OH)2/NaOH C. [Ag(NH3)2]OH D. dd Brom

A. Cu(OH)2 B. (CH3CO)2O C. H2/Ni, t0 D. Na

Dạng vận dụng:

Bài 6: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây phân biệt được các dd glucozơ, glixerol, metanal, propan-1-ol?

A. Cu(OH)2/OH- B. dd AgNO3/NH3 C. dd brom D. Na

Bài 7: Cho sơ đồ : Tinh bột XYaxit axetic. X và Y lần lượt là A. glucozơ, anđehit axetic. B. glucozơ, etyl axetat C. glucozơ, ancol etylic D. ancol etylic, anđehit axetic

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 8: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozơ, biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%. Khối lượng bạc bám trên tấm gương là:

A. 6,156g B. 6,35g C. 6,25g D. 6,564 g

Bài 9: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dd nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 11,25 B. 22,5 C. 45 D. 14,4

B. Tự luận:

Dạng biết:

Bài 1: Điền a,b,c… ở cột II vào cột I, nêu hiện tượng tương ứng ở cột III

Tính chất glucozơ (I) Ví dụ (II) Hiện

tƣợng(III)

1.Tính chất của ancol đa chức… 2.Tính chất của anđehit:…… 3.Phản ứng lên men…… 4.Phản ứng riêng của vòng……. a. Tác dụng Cu(OH)2, t0 thường b. tráng gương c. Tác dụng nước Br2 d. có xt enzim e. Tác dụng CH3OH/HCl f. Tác dụng Cu(OH)2, t0 cao g. Tác dụng H2 h.Tác dụng (CH3CO)2O

Dạng hiểu :

Bài 2: So sánh đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của glucozơ và fructozơ. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dd AgNO3/NH3 được không? Vì sao?

Dạng vận dụng :

Bài 3 : Có 4 lọ hóa chất không nhãn chứa các dd sau: axetanđehit, glucozơ, glixerol và etanol. Hãy tìm một thuốc thử duy nhất để nhận biết chúng

Bài 4 : Xác định X, Y trong mỗi sơ đồ sau và viết PTPƯ: C6H12O6 → X → CH3COOH, C6H12O6→ Y → CaCO3

Bài 5 : Viết PTPƯ hoàn thành sơ đồ: COOCH3

Glucozơ A B D (-CH2-CH-)n

Dạng vận dụng sáng tạo

Bài 6 : Cho A, B là đồng phân, hãy viết PTPƯ hoàn thành sơ đồ: Tinh bột A ancol đơn chức

Amoni gluconat ancol đa chức B

Bài 6 : Saccarozơ A. Trắc nghiệm khách quan:

Dạng biết

Bài 1: Tính chất đặc trưng của saccarozơ là: 1. Chất rắn, tinh thể, màu trắng

2. Polisaccarit

3. Khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ 4. Tham gia phản ứng tráng gương

5. Phản ứng đốt cháy cho cacbon (than). Những tính chất trên, tính chất nào đúng?

A. 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 5

Bài 2: Loại đường sau không phải là saccarozơ:

A. đường mía B. đường củ cải C. đường thốt nốt D. đường mạch nha

H2SO4đ t0 cao

Bài 3: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:

A. đều lấy từ củ cải đường

B. đều có trong biệt danh “huyết thanh ngọt”

C. đều bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH

D. đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, cho dd màu xanh lam.

Dạng hiểu

Bài 4: Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây: H2/Ni, t0 (1); Cu(OH)2

(2); [Ag(NH3)2]OH (3); CH3COOH (H2SO4 đặc) (4) .

A. (1), (2) B. (2), (4) C. (2), (3) D. (1), (4)

Bài 5: Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau: (Z) dd xanh lam kết tủa đỏ gạch

(Z) không thể là:

A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. mantozơ

Bài 6: Lựa chọn thí nghiệm ở cột (II) phù hợp với cấu tạo saccarozơ ở cột (I):

Cấu tạo saccarozơ ( I) Thí nghiệm (II)

1. có nhiều nhóm OH kề nhau

2. không có khả năng mở vòng để tạo nhóm -CHO

3. phân tử gồm gốc glucozơ liên kết với gốc fructozơ

KÕt qu¶: 1-A, 2-D, 3-C

A. tác dụng Cu(OH)2, đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch

B. tạo dd trong suốt, màu xanh khi tác dụng Cu(OH)2

C. thuỷ phân tạo glucozơ và fructozơ D. không có phản ứng tráng gương

Bài 7: Saccarozơ không có tính khử giống glucozơ vì:

A. không có nhóm OH B. không có nhóm OH hemiaxetal

C. có nhóm CHO D. phân tử gồm gốc glucozơ liên kết với gốc fructozơ

Bài 8: Tính chất không đúng của mantozơ là:

A. thủy phân 1 mol mantozơ thu được 2 mol glucozơ

B. sản phẩm sau phản ứng thủy phân có khả năng tráng gương Cu(OH)2/NaOH t0

C. có tính khử

D. sản phẩm thủy phân giống như của saccarozơ.

Dạng vận dụng:

Bài 9: Để phân biệt các dd các chất riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin, người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây:

A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2 /OH- C. Nước brom D. Na

Dạng vận dụng sáng tạo

Bài 10: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccarozơ thu được là (biết hiệu suất tinh chế đạt 80%):

A. 104kg B. 110kg C. 105kg D. 114kg

Bài 11: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dd M. Cho AgNO3 trong NH3 vào dd M và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là:

A. 6,7gam B. 6,5gam C. 6,25gam D. 13,5gam

B. Tự luận:

Dạng biết:

Bài 1: Mô tả hiện tượng khi cho dd saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 , dd AgNO3/NH3, t0.

Dạng hiểu:

Bài 2: Tại sao saccarozơ không có phản ứng tráng gương?

Bài 3 : So sánh tính chất hóa học của saccarozơ và mantozơ ? Viết PTPƯ( nếu có) khi cho nước Brom vào dd saccarozơ và dd mantozơ.

Dạng vận dụng:

Bài 4: Viết PTPƯ hoàn thành sơ đồ:

Cu2O Ag

Tinhbột mantozơ glucozơ saccarozơ phức đồng- saccarozơ

Bài 5:

a. Nêu cách nhận biết các lọ mất nhãn chứa dd glucozơ, saccarozơ . b. Nêu cách nhận biết các dd saccarozơ, glixerol

c. Có 5 dd nước của propanal, etanol, glixerol, glucozơ, saccarozơ đựng trong 5 lọ không nhãn. Hãy dùng một thuốc thử (không kể axit và kiềm) để nhận biết.

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 6: Hợp chất A là những tinh thể không màu, có vị ngọt, tan dễ trong nước. Khi thủy phân, chất A tạo nên 2 chất có khối lượng phân tử bằng nhau, một trong 2 chất đó là chất B có khả năng tham gia phản ứng tráng gương tạo thành chất C còn chất kia không tham gia. Nêu các công thức có thể có của các chất A, B, C. Viết PTPƯ ?

Bài 7: Tinh bột A. Trắc nghiệm khách quan:

Dạng biết:

Bài 1: Các mệnh đề sau đúng hay sai?

A. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân ( sai) B. Saccarozơ được coi là 1 đoạn mạch của tinh bột. ( sai)

D. Mantozơ và tinh bột đều có liên kết α -1,4-glicozit nên đều tráng gương( sai)

E. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về liên kết giữa các gốc glucozơ (đúng)

C. Thủy phân tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ, fructozơ( sai)

F. Tinh bột và xenlulozơ đều có mạch phân nhánh(sai)

Dạng vận dụng:

Bài 2: Để phân biệt dd các chất riêng biệt: dd táo xanh, dd táo chín, dd KI, người ta có thể dùng một hoá chất, đó là:

A. O3 B. Hồ tinh bột C. Vôi sữa D. AgNO3 /NH3

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 3: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì khối lượng glucozơ thu được là: ( biết hiệu suất phản ứng là 70% )

A. 160,5kg B. 150,64kg C. 155,55kg D. 165,6kg

Bài 4: Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quang hợp, khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có 50g tinh bột thì thể tích không khí (ở đktc) cần dùng để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp là:

A. 138266,7 lít B . 140256,5 lít C. 150200,6 lít D. 138271,6 lít

B. Tự luận:

Dạng biết:

Bài 1: Tinh bột là gì? Amilozơ và amilopectin là gì? Cấu tạo như thế nào? Vì sao chúng không cho phản ứng tráng gương?

Dạng hiểu:

Bài 2: So sánh và giải thích tính tan trong nước của amilozơ và amilopectin.

Dạng vận dụng:

Bài 3: Nhận biết từng mẫu thử trong dãy sau: a. Saccarozơ, glixerol, mantozơ, anđehit axetic b. Hồ tinh bột và nước xà phòng( 2 cách)

Bài 4: Bằng phương pháp hoá học , hãy phân biệt dd các chất sau: andehit fomic, glixerol, glucozơ, phenol, tinh bột, ancol metylic.

Bài 5: Viết PTPƯ theo sơ đồ sau:

CO2 glucozơ tinh bột glucozơ CO2

Bài 6: Viết các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hóa sau đây:

a. Tinh bột A B C D b. A +H O2-

OH

D+E, t0(CHO)2+AgNO /NH3 3 F+H SO2 4G 4

2 4

+KMnO H SO

 CO2

tinh bột đường nho (glucozơ)

Bài 8: Xenlulozơ A. Trắc nghiệm khách quan:

Dạng biết:

Bài 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

C. Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ có công thức chung là Cn(H2O)m D.Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều là các polime có trong thiên nhiên

Dạng hiểu:

Bài 2: Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo thành sợi còn tinh bột thì không. Cách giải thích đúng là:

A.Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài dễ xoắn lại thành sợi.

B. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài sắp xếp song song với nhau theo một trục xoắn lại thành sợi.

C. Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần amilozơ và amilopectin, mạch phân tử của chúng sắp xếp song song với nhau làm cho tinh bột ở dạng hạt.

D. Hai thành phần amilozơ và amilopectin xoắn lại thành vòng xoắn, các vòng xoắn đó cuộn lại làm cho tinh bột ở dạng hạt.

Dạng vận dụng:

Bài 3: Để nhận biết 3 chất bột trắng: tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ ta có thể tiến hành theo trình tự sau đây:

A. Hoà tan vào nước, dùng vài giọt dd H2SO4, đun nóng, dùng dd AgNO3/NH3 B. Hoà tan vào nước, dùng iot

C. Dùng vài giọt H2SO4 đun nóng, dùng dd AgNO3/NH3 D.Dùng iot, dùng dd AgNO3/NH3

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 4: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là :

A. 14,39 lít B. 15,00 lít C. 14,50 lít D. 16,45 lít

B. Tự luận:

Dạng biết:

Bài 1: Xenlulozơ là gì? Cấu tạo như thế nào? Nêu điểm khác về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ.

Bài 2: Vì sao xenlulozơ và tinh bột đều có nhiều nhóm –OH nhưng cả hai đều không tan trong nước, không có phản ứng tráng gương, không phản ứng với Cu(OH)2 ?

Bài 3: Dựa vào cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ giải thích tại sao tinh bột tồn tại ở dạng hạt, còn xenlulozơ ở dạng sợi ?

Dạng vận dụng:

Bài 4: Từ xenlulozơ viết các PTPƯ (ghi rõ điều kiện nếu có) điều chế etyl axetat, xenlulozơ trinitrat (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết có đủ).

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 5: Hợp chất A là chất rắn dạng sợi, không tan trong nước và trong các dung môi thông thường. Khi A tác dụng với lượng dư axit nitric tạo thành este B, còn khi tác dụng với lượng dư anhiđrit axetic tạo thành este C. Viết công thức các chất A, B, C và viết PTPƯ.

Bài 6: Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất cả quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu là bao nhiêu?

Bài 9 :

Luyện tập: Cấu trúc và tính chất một số cacbohiđrat tiêu biểu A. Trắc nghiệm khách quan:

Dạng biết:

Bài 1: Hợp chất nào cho dưới đây thuộc loại hợp chất monosaccarit? 1. CH2OH-(CHOH)4-CH2OH 2. CH2OH-(CHOH)4-CHO 3. CH2OH-CO-(CHOH)3-CH2OH 4. CH2OH-(CHOH)4-COOH A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 4

Bài 2: Hai chất đồng phân là:

A. fructozơ và glucozơ. B. mantozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ

A. nhóm chức xeton B. nhóm chức axit C. nhóm chức anđehit D. nhóm chức ancol

Bài 4: Công thức nào trong các công thức sau không thuộc cacbohiđrat?

A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. C12H24O12 D. (C6H10O5)n.

Bài 5: Phát biểu không đúng là : A. Dd fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+

,t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương. C. Thủy phân (xúc tác H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều chỉ cho một monosaccarit.

D. Dd mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O

Dạng hiểu:

Bài 6: Axit axetic, anđehitfomic, glixerol và glucozơ đều có phản ứng với :

A. Cu(OH)2 B. Dd AgNO3/ NH3 C. H2( Ni, t0) D. Na.

Bài 7: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có phản ứng nào trong các phản ứng sau? A. Phản ứng với Cu(OH)2. B. Phản ứng với dd NaOH.

C. Phản ứng thủy phân thành monosaccarit. D. Phản ứng màu với dd I2.

Dạng vận dụng:

Bài 8: Để nhận biết tinh bột người ta dùng:

A. Cu(OH)2/ OH-. B. nước brom. C. dd NaOH. D. dd I2.

Bài 9: Chất G khi phản ứng với Cu(OH)2/ OH- cho dd trong suốt màu xanh, nhưng nếu đun nóng lại cho kết tủa đỏ gạch. G là :

A. Anđehit fomic. B. Axit axetic. C. Glixerol. D. Glucozơ.

Dạng vận dụng sáng tạo:

Bài 10: Khi đốt cháy một loại cacbohiđrat người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 3 : 8. Công thức phân tử của cacbohiđrat là :

A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. Cn(H2O)m

Bài 11: Thủy phân 1 kg tinh bột có 19% tạp chất trơ ( có mặt của enzim) với hiệu suất 80%, lượng glucozơ thu được là:

A. 0,72 kg. B. 0,8 kg. C. 0,81 kg. D. 0,9 kg.

Bài 12: Một cacbohiđrat X không có tính khử. Để tráng gương hết 10,8g Ag, người ta phải cho 8,55g X tác dụng với dd HCl, rồi cho tất cả sản phẩm thu được tác dụng với dd AgNO3 trong NH3, đun nhẹ. Công thức phân tử X là:

A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. C6H10O5

B. Tự luận:

Dạng biết:

Bài 1: điền x vào bảng (nếu có phản ứng)

C6H12O6 C12H22O11 (C6H10O5)n

Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Mantozơ Tinh bột Xenlulozơ [Ag(NH3)2]OH CH3OH/HCl Cu(OH)2,t0thường (CH3CO)2O HNO3/H2SO4 H2O/H+ Cu(OH)2, t0 cao

Bài 2 : Hãy cho biết:

a. Mật ong và mật mía là gì?

b. Đường kính, đường phèn, đường thốt nốt, đường cát, đường hoa mai là gì? Giống và khác nhau như thế nào?

Dạng hiểu:

a. Các đisaccarit có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các monosaccarit ? b. Saccarozơ không có tính khử còn mantozơ thì có tính khử ? c. Các đisaccarit tan tốt trong nước ?

Bài 4: Hãy giải thích hiện tượng sau:

a. Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đun sôi thấy mất màu, để nguội lại thấy màu xanh.

b. Trong hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

c. Cơ thể người không tiêu hóa được xenlulozơ trong khi động vật nhai lại( trâu, bò,…) lại tiêu hóa một cách dễ dàng.

Dạng vận dụng:

Bài 5: Viết các PTPƯ điều chế ancol etylic trong công nghiệp từ: tinh bột, xenlulozơ, etilen. So sánh ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Bài 10

Thực hành: Điều chế este và một số tính chất của một số cacbohiđrat A. Trắc nghiệm khách quan:

Dạng biết:

Bài 1. Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là:

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 52)