Ứng dụng: SGK

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 107)

IV. Điều chế:

a. Este của ancol: đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ

b. Este của phenol: C6H5OH + anhiđrit axit( hoặc clorua axit)

c. Axit + ankin→ este không no

Bài : Glucozơ (Tiết 7,8) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

- Tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ.

- Cấu trúc phân tử dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozơ và fructozơ. Hiểu được:

- Tính chất hóa học của glucozơ: + Tính chất của ancol đa chức. + Tính chất của anđehit đơn chức. + Phản ứng lên men ancol.

- Tính chất hóa học của fructozơ

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozơ, fructozơ.

- Dự đoán được tính chất hóa học dựa vào cấu trúc phân tử. - Viết được các ptpư chứng minh tính chất hoá học của glucozơ. - Phân biệt dd glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập: Tính khối lượng glucozơ tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.

II. Chuẩn bị

GV: - Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, thìa, ống nhỏ giọt, ống nghiệm nhỏ.

- Hoá chất: glucozơ, các dd : AgNO3, NH3, CuSO4, NaOH. - Mô hình: hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học.

HS: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến ứng dụng Các phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

1. Để xác định CTCT của glucozơ phải tiến hành các thí nghiệm nào ? 2. Phân tích kết quả thí nghiệm để kết luận về cấu tạo của glucozơ. Phiếu học tập số 2

1. Quan sát thí nghiệm oxi hoá glucozơ bằng AgNO3 trong dd NH3. - Nêu hiện tượng,

- Giải thích , viết phương trìnhphản ứng

2. - HS làm tương tự với thí nghiệm glucozơ phản ứng với Cu(OH)2. HS viết PTPƯ khử glucozơ bằng H2.

1. Nghiên cứu sgk: Cho biết điểm khác nhau giữa nhóm -OH đính với nguyên tử C số 1 với các nhóm -OH đính với các nguyên tử C khác của vòng glucozơ.

2. Nêu tính chất của metyl -glucozit. 3. Viết PTPƯ lên men glucozơ.

4. Ứng dụng của glucozơ?

Phiếu học tập số 4

1. Nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm cấu tạo của fructozơ (đồng phân quan trọng nhất của glucozơ )

2. Tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của fructozơ ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Cho biết tính chất hoá học đặc trưng của fructozơ. Giải thích nguyên nhân gây ra các tính chất đó?

4. Có thể dùng dd AgNO3/NH3 để phân biệt glucozơ và fructozơ được không? giải thích ? Phiếu học tập số 5

1.So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của glucozơ và fructozơ.

2. làm bài tập 6, 8 (SGK)

III. Nội dung dạy học

Tiết 1: Nghiên cứu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên; cấu trúc phân tử, tính chất hoá học của nhóm anđehit.

Tiết 2: Nghiên cứu các tính chất hoá học còn lại của glucozơ và frutozơ.

Hoạt động giữa thầy- trò Ghi bảng

Hoạt động 1

HS nghiên cứu SGK, nêu khái niệm, phân loại Cacbohiđrat

Hoạt động 2

* GV cho HS quan sát mẫu glucozơ.

*khái niệm

cacbohiđrat( cacbohiđrat, saccarit): Cn(H2O)m phân loại : Monosaccarit

Đisaccarit Polisaccarit

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 107)