KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 143)

C. CH3COO-(CH2)2 OOCC2H5 D CH3OOC-CH2-COOC3H

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

B. Tự luận (6 điểm) 27 phút

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực nhận thức và phát triển tư duy của HS trong quá trình dạy, học hoá học, vai trò của bài tập hoá học trong việc phát triển năng lực tư duy.

- Nghiên cứu cơ sở phân loại bài tập theo các mức độ nhận thức và đã lựa chọn được cách phân loại bài tập theo 4 mức độ phù hợp với thực tế HS THPT ở Việt Nam hiện nay.

- Lựa chọn và xây dựng được 401 bài tập, trong đó có 264 bài tập trắc nghiệm khách quan và 137bài tập tự luận của phần hữu cơ trong chương trình hoá học lớp 12 nâng cao.

- Hệ thống, sắp xếp các bài tập trong từng bài trên theo 4 mức độ: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

- Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập trong khi thiết kế các kiểu bài lên lớp: bài học nghiên cứu tài liệu mới; bài học hoàn thiện và vận dụng kiến thức kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Đã thiết kế được 3 bài soạn của ba chương: chương 1, chương 2 và chương 3 - SGK hóa học lớp 12 nâng cao. Mỗi bài soạn chúng tôi nhằm gợi ý cho GV phương án tổ chức hoạt động đa dạng của HS đạt được mục tiêu cơ bản của chương trình; có thể sử dụng các phương tiện dạy học tạo điều kiện cho HS khá, giỏi đạt được mục tiêu nâng cao. Bài soạn bám sát mục tiêu của chương trình và chi tiết hoá các hoạt động dạy học với định hướng tổ chức các hoạt động để HS tự lực giành lấy kiến thức ở mức độ cơ bản nhất, đồng thời giới thiệu hệ thống bài tập, dự kiến những suy nghĩ và hoạt động của HS có thể xảy ra để GV tham khảo.

- Đã tiến hành TN sư phạm tại 5 lớp thuộc 2 trường ở Hải Phòng đó là trường THPT Trần Nguyên Hãn và trường THPT Kiến An

- Đã chấm được 547 bài kiểm tra của HS - đây là một số lượng bài phù hợp để có thể có được những kết luận mang tính khách quan.

- Xử lí các số liệu TN sư phạm bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục; phân tích kết quả TN sư phạm để có được những kết luận mang tính chính xác, khoa học.

- Trao đổi, lấy ý kiến của các GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng định tính thực tế, tính ứng dụng của đề tài.

Với những kết quả thực tế có được cho thấy những đóng góp nhất định của đề tài trong việc: Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hợp lý hệ thống bài tập phần hữu cơ - Hoá học lớp 12 nâng cao theo các mức độ nhận thức và tư duy nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS .

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thấy rằng: Hệ thống bài tập là phương tiện để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, củng cố, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng, trí thông minh, khả năng sáng tạo; đồng thời để kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũng như giáo dục rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong làm việc sáng tạo. Tuy nhiên, muốn phát huy được hết các tác dụng của hệ thống bài tập trong quá trình dạy học, mỗi GV không những cần thường xuyên học tập, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn mà còn cần tìm tòi, cập nhật những phương pháp dạy học mới phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, hoà nhịp với sự phát triển của xã hội.

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi mới nghiên cứu được hệ thống bài tập phần hữu cơ - Hoá học lớp 12 nâng cao, nên kết quả còn hạn chế. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các phần còn lại để có thể: phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS THPT thông qua hệ thống bài tập bộ môn Hoá học. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp của chúng tôi đạt được những kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao (Trang 143)