Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực (Trang 38)

1.5.2.1. Điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học, hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông

CSVC của nhà trường như toàn bộ cơ sở hạ tầng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện phòng máy, phòng thực hành, phòng làm việc, bàn ghế, máy tính, máy chiếu, thiết bị… hệ thống công nghệ và truyền thông phục vụ cho việc giảng dạy được xem là phương tiện tất yếu để thực hiện được việc QL HĐDH, đặc biệt là QL việc đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học…

1.5.2.2. Chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên đối với nhà trường với phòng Đào tạo

Nắm bắt kịp thời và tiếp thu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa giáo dục và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự quan tâm, kiểm tra, đánh giá, công nhận của Lãnh đạo cấp trên đối với trường, với phòng Đào tạo để từ đó có những quyết định QL đúng đắn, đảm

bảo quyền lợi chính đáng cho tập thể GV, CB viên chức trong nhà trường như các chính sách đãi ngộ với GV, phục cấp ưu đãi đứng lớp, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước…

1.5.2.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội và an ninh của địa phương nơi nhà trường cư trú

Nhà trường nói chung và lãnh đạo phòng Đào tạo nói riêng cũng nên quan tâm tới các vấn đề như cơ chế, chính sách của địa phương, nắm bắt và khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ tối đa của chính quyền, sự tham gia, đóng góp và bảo vệ sự nghiệp giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương.

1.5.2.4. Sự phối hợp của các tổ chức, đơn vị và các thành viên trong trường

Để QL tốt hoạt động giảng dạy của GV đòi hòi phải có sự hợp tác, phối, kết hợp giữa các khoa, phòng ban, tổ chuyên môn, giữa các cá nhân với phòng Đào tạo, sự phối hợp giữa các tổ chức như Đảng, Chính quyền, Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên.. tạo nên sức mạnh đoàn kết và nội lực dồi dào để thực hiện mục tiêu đào tạo và sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Lý luận là cơ sở cho những nghiên cứu thực tiễn, Chương 1 của luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề chung như QL, QL giáo dục, QL nhà trường, QL trường đại học, phân tích tài liệu có liên quan. Từ những lý luận cơ bản trên làm cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 2.1. Vài nét chung về trường Đại học Điện lực

Trường Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 111/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Trường Đại học Điện lực có trụ sở chính tại 235 đường Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội; Cơ sở 2 tại Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.

Trường Đại học Điện lực tiền thân là Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội do người Pháp thành lập năm 1898. Hòa bình lập lại Nhà nước đã chia Trường Kỹ nghệ thực hành thành Trường Kỹ thuật I và Trường Kỹ thuật II… và ngày 15 tháng 2 năm 1955 khai giảng khóa đầu tiên của Trường Kỹ thuật I. Tháng 8 năm 1962 đổi tên thành Trường Trung cao Cơ điện, tháng 11 năm 1965 trường sơ tán về thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 8 tháng 2 năm 1966 Bộ Công nghiệp nặng chia trường Trung cao Cơ điện thành trường Trung học Điện (nay là trường Đại học Điện lực) và trường Trung học Cơ khí (nay là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội). Trường Trung học Điện khi thành lập chuyển về xã Bắc Sơn, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phú; tháng 9 năm 1970 chuyển đến địa điểm mới là xã Tân Minh, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc nay là xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường đào tạo thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, ngày 8 tháng 4 năm 2000 Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 24/2000/QĐ-BCN sát nhập trường Trung học Điện I và Trường Bồi dưỡng tại chức thành trường Trung học Điện I trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 19 tháng 5 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Trường Đại học Điện lực trên cơ sở trường Cao đẳng Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực (Trang 38)