3.2.5.1. Vai trò và ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng không thể tách rời quá trình dạy học. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định QL mà không có kiểm tra, không có đánh giá thì coi như không có QL. Kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao chất lượng HĐDH, đồng thời là một hoạt động QL quan trọng của phòng Đào tạo
Qua phân tích ở chương 2: phòng Đào tạo thực hiện chức năng kiểm tra - đánh giá ở bất kỳ nội dung QL dạy học nào đều chưa thực sự tốt, bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, vì vậy rất cần thiết để đưa ra một biện pháp khắc phục hạn chế, đổi mới kịp thời công tác kiểm tra - đánh giá HĐDH của phòng Đào tạo. Mặt khác, quá trình kiểm tra - đánh giá chặt chẽ, khách quan, công bằng sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác trong đội ngũ CB, GV, đồng thời nó được xem là công cụ để giáo dục đội ngũ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.2.5.2. Mục tiêu của biện pháp
- Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá sao cho đạt hiệu quả cao hơn đồng thời thúc đẩy các hoạt động đào tạo nói chung, HĐDH nói riêng đạt hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường
- Kiểm tra - đánh giá là quyền hạn, trách nhiệm của người CB QL bất kỳ cấp nào vẫn phải thực hiện để xây dựng kế hoạch, kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch, đổi mới QL các hoạt động kiểm tra - đánh giá sẽ nâng cao tính trung thực, khách quan, chính xác và khoa học, kịp thời phát hiện sai phạm, thiếu sót, tham gia, góp
ý, điều chỉnh hợp lý, ra quyết định QL đúng đắn giúp cho công tác QL được hoàn thiện tốt hơn.
- Đổi mới kiểm tra - đánh giá là động lực thúc đẩy HĐDH nói riêng, hoạt động đào tạo nói chung của nhà trường phát triển toàn diện, tức là vừa tăng quy mô, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá phù hợp với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của người dạy, giúp GV có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động giáo dục- dạy học với từng đối tượng người học.
- Kiểm tra - đánh giá là mối liên hệ ngược trong QL, hình thành nguyên lý tự kiểm tra, tự đánh giá cho mỗi CB GV và SV, từ đó hình thành cho GV - SV tính tự giác, tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường .
3.2.5.3. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu xây dựng quy trình hoạt động kiểm tra - đánh giá bài bản, chặt chẽ, hợp lý, khoa học có tính thực tiễn và hiệu quả.
- Tổ chức mời chuyên gia nói chuyện, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác kiểm tra - đánh giá cho CB, GV trong trường; học tập bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra - đánh giá.
- Phối kết hợp trong việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá chú trọng tới việc đổi mới nội dung, phương pháp trong HĐDH .
- Cải tiến phương thức kiểm tra - đánh giá trong thi cử và đánh giá kết quả người dạy theo quy định của Bộ GD & ĐT, từng bước tiến tới kiểm định chất lượng. - Đẩy mạnh việc phối hợp kiểm tra - đánh giá giữa phòng Đào tạo, Ban thi đua, Ban thanh tra và các khoa, tổ chuyên môn.
- Dự giờ thường xuyên và trao đổi kinh nghiệm kiểm tra - đánh giá với các GV, CB QL giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và QL .
- Thực hiện thu thập ý kiến phản hồi của người dạy và người học để kịp thời sửa chữa, bổ sung, ra quyết định đúng đắn.
- Chú trọng đổi mới hoạt động thi và kiểm tra, tích cực đẩy mạnh phong trào thực hiện “ hai không” trong HĐDH.
- Chấn chỉnh các hình thức kiểm tra - đánh giá mang tính hình thức, bệnh thành tích; đề xuất những biện pháp điều chỉnh những lệch lạc hoặc xử lý các hiện tượng tiêu cực, sai phạm trong HĐDH.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra - đánh giá các hoạt động đào tạo để cải tiến phương thức QL, nâng cao chất lượng đánh giá.
- Thúc đẩy nhận thức về vai trò quan trọng của khâu kiểm tra - đánh giá, từ đó hình thành nguyên lý tự kiểm tra, tự đánh giá của mỗi cá nhân trong tập thể nhà trường.
+ Đề xuất việc có sáng kiến, thành tích và phương thức kiểm tra - đánh giá của CB, GV như một tiêu chí để bình xét thi đua - khen thưởng.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Nhà trường quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, yêu cầu nhiệm vụ đổi mới QL các hoạt động kiểm tra - đánh giá nói chung, QL kiểm tra - đánh giá trong HĐDH nói riêng để mọi thành viên thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc. - Nhà trường có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác kiểm tra - đánh giá.
- Cơ chế QL dân chủ, có đầy đủ các nội quy, quy chế của đơn vị, của ngành.
- Chỉ đạo việc xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức và kế hoạch kiểm tra - cũng như các tiêu chí đánh giá đảm bảo trung thực, công bằng, khách quan, khoa học và hiệu quả.