0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 79 -79 )

thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng đào tạo theo tín chỉ

3.2.6.1. Vai trò và ý nghĩa của biện pháp

Năm học 2009- 2010 trường Đại học Điện lực bắt đầu tuyển sinh đào tạo thí điểm theo HCTC. Từ năm học 2011- 2012 trường tuyển sinh và đào tạo toàn bộ

hệ đại học theo HCTC. Cùng số lượng sinh viên như nhau, đào tạo theo tín chỉ sẽ phải thao tác trên một cơ sở dữ liệu lớn hơn nhiều so với đào tạo theo niên chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) vào QL là rất thiết thực làm giảm bớt chi phí lao động một cách đáng kể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và QL sẽ phát huy được tác dụng của hệ thống thông tin dạy học trong việc thực hiện mục tiêu QL HĐDH. Cụ thể:

- Có được các số liệu đáng tin cậy đề làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả QL dạy học từ đó vạch ra mục tiêu phấn đấu cho kỳ sau, năm sau.

- Cập nhật được những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhờ các thông tin về chế định GD & ĐT, các tác động thuận và bất thuận của môi trường…

3.2.6.2. Mục tiêu của biện pháp

- Thiết lập mạng lưới thông tin và tổ chức việc cập nhật được thông tin cho dạy học.

- Thu thập đầy đủ, xử lý chính xác các thông tin về chất lượng và hiệu quả đào tạo; các thông tin về phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới.

- Xây dựng môi trường giáo dục hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới QL giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) mang lại những lợi ích quan trọng cho trường đại học, nâng cao năng lực QL của lãnh đạo, hiệu quả công việc và đặc biệt là tạo môi trường thống nhất cho phép đội ngũ CB, GV, SV khai thác thông tin thuận lợi và trao đổi thông tin với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; giúp cho gia đình SV biết được tình hình học tập của con em họ thông qua trang web của nhà trường.

3.2.6.3. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

+ Thu thập, xử lý và chuyển tải kịp thời các thông tin giáo dục và dạy học đến chủ thể dạy học, trong đó tập trung vào cập nhật những thay đổi về mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học, đặc biệt là các thông tin về đổi mới PPDH, vẽ cây tín chỉ, thực hiện đăng ký môn học đầu học kỳ, QL SV, QL điểm, thông báo kết quả học tập…

+ Cùng với hoạt động trên cần QL tốt khâu thu thập thông tin về chất lượng và hiệu quả dạy học của nhà trường nói chung và của từng khối lớp, từng người dạy, trong đó lưu ý nhiều đến những phản ảnh của người học, người dạy, cộng đồng và xã hội về kết quả dạy học.

-Tổ chức thực hiện, xử lý để có thông tin

+ Triển khai ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin và truyền thông để QL công tác đào tạo nói chung của phòng Đào tạo, thực hiện phần mềm QL theo HCTC: Tuyển sinh, QL sinh viên nhập học, đăng ký học, thời khóa biểu, lịch thi, danh sách thi , điểm thi, tốt nghiệp, cấp phát bằng , chứng chỉ và các thông tin liên quan đến kế hoạch đào tạo của SV.

+ Tổ chức, điều hành hệ thống theo dõi các hoạt động dạy và học, phát triển mạng QL và tra cứu kết quả học tập của người học, truy cập với passowrd riêng cho cá nhân người học.

+ Phát huy mạnh mẽ trong công tác kiểm tra - đánh giá chất lượng và hiệu quả giảng dạy của GV với sự bổ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

+ Khai thác nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu giáo dục khác trên mạng internet.

+Tổ chức quán triệt đến đội ngũ CB, CB QL, gỉảng viên nhận thức vai trò thiết yếu của công nghệ thông tin và truyền thông; triển khai tập huấn, dạy các kỹ năng sử dụng ICTs để nó trở thành một công cụ dạy học hữu hiệu, phát huy tối đa hiệu quả, mang lại chất lượng mới cho các PPDH và đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu trong hoạt động đào tạo, trao đổi thông tin.

- Thiết lập hệ thống lưu trữ, thống kê và tiếp tục thu nhận thông tin ngược (phản hồi)

+ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống lưu trữ và thống kê đào tạo bằng tệp file (gồm kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp, văn bằng, các văn bản, quy định về hoạt động đào tạo, lịch trình, kế hoạch, chỉ thị năm học, các chương trình hiện hành của bậc học, ngành học, môn học, tư liệu dạy học, các thông tin thống kê, báo cáo v v..) khoa học, an toàn, thuận tiện khi tra cứu, sử dụng thông tin.

+ Chú trọng QL, tiếp nhận, xử lý nhanh nhạy nguồn thông tin phản hồi, để từ đó có được những quyết định QL đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Năm 2011 trường đã trang bị phần mềm QL theo HCTC, phòng Đào tạo đang chạy thử, phòng Đào tạo nên sớm kết thúc quá trình thử nghiệm, đưa lên mạng chung của trường để toàn thể CB, GV, SV, gia đình SVcó thể truy cập, khai thác thông tin về HĐDH của trường.

- Ngoài ra cần có đủ phương tiện thực hiện việc thu thập thông tin như sách, báo, tạp chí, máy tính đã nối mạng internet và các thiết bị nghe nhìn khác.

- Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu về khoa học giáo dục để cập nhật được các thông tin về khoa học giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho GV liên tục đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Phải tạo ra bầu không khí thật sự dân chủ, thẳng thắn và tránh các ức chế không cần thiết cho người phản ánh sự thật về dạy học của trường.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 79 -79 )

×