0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tiến hành thăm dò ý kiến

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 84 -84 )

3.4.3.1. Chọn mẫu

Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy phiếu trưng cầu ý kiến của 74đối tượng là những chuyên viên, CB QL, một số GV có uy tín và năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong hoạt động QL và giảng dạy.

- Đối tượng được khảo nghiệm: 74 trong đó 41 CB QL; 11 CB phòng Đào tạo; 22 GV

- Mẫu phiếu được đánh giá 2 tiêu chí và 3 mức độ tương ứng

Tiêu chí Mức độ

Rất cần thiết Rất khả thi 3 điểm

Cần thiết Khả thi 2 điểm

Không cần thiết Không khả thi 1 điểm

Tính điểm trung bình của từng nội dung , theo công thức:

Trong đó:

X: Điểm trung bình của mỗi nội dung được khảo sát n: Tổng số người của nội dung được khảo sát

ni: Số người đánh giá ở mức độ thứ i xi: Điểm quy định cho mức độ thứ i

Tính X và xếp thứ bậc theo Xở các bảng điều tra đánh giá được thực hiện bằng cách sử dụng hàm xếp bậc trong phần mềm MS Exel với cấu trúc lệnh: rank (number, ref, [order] )

3.4.3.2. Nội dung khảo nghiệm

- Đánh giá mức độ quan trọng, tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên, chúng tôi thu được kết quả qua bảng tổng hợp 3.1 và 3.2

i in x n

Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá 6 biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo ở mức độ cần thiết cao với điểm trung bình X =2.86. 6/6 biện pháp với 100% có điểm trung bình X >2.5. Ở cả 6/6 biện pháp đều không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp đưa ra là không cần thiết. Biện pháp 1 “Nâng cao năng lực QL cho CB QL phòng Đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” được đánh giá mức độ cao nhất X = 2.96. Biện pháp 4 “Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học”, biện pháp 6 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong QL HĐDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” tập trung về điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học xếp thứ hạng 5/6 và 6/6, tuy vậy, điểm trung bình là X = 2.84 và X = 2.76, vẫn được chuyên gia đánh giá là các biện pháp có tính cần thiết cao.

Bảng 3.1.Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo

(Chi tiết xem phần Phụ lục 2)

TT Mức độ Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm X Thứ bậc SL % SL % SL %

1 Nâng cao năng lực QL cho CB QL Phòng đào tạo để đáp ứng yêu cầu QL đào tạo theo tín chỉ.

71 96.0 3 4.0 0 0.0 2.96 1

2 QL việc lập, thực hiện kế hoạch

ĐT, thời khóa biểu, khối lượng GD 63 85.1 11 14.9 0 0.0 2.85 3.5

3 Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

63 85.1 11 14.9 0 0.0 2.85 3.5

4 Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả

CSVC và trang thiết bị dạy học. 62 83.8 12 16.2 0 0.0 2.84 5

5 Đổi mới hoạt động kiểm tra

đánh giá 68 91.9 6 8.1 0 0.0 2.92 2

6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng đào tạo theo tín chỉ.

56 75.7 18 24.3 0 0.0 2.76 6

Nhìn vào bảng 3.2, cho thấy các chuyên gia đánh giá 6 biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo ở mức độ khả thi cao với điểm trung bình X =2.80. 6/6 biện pháp với 100% có điểm trung bình X >2.5. Ở cả 6/6 biện pháp đều không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp đưa ra là không khả thi. Biện pháp 1 “Nâng cao năng lực QL cho CB QL phòng Đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” được đánh giá mức độ cao nhất X = 2.88. Biện pháp 5 “Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá” được các chuyên gia đánh giá ở mức thứ hai, điểm trung bìnhX = 2.85. Biện pháp 4 “Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học” được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cao thứ 4, điểm trung bình X = 2.80. Biện pháp 2 “Quản lý việc lập, thực hiện kế hoạch đào tạo thời khóa biểu, khối lượng giảng dạy” được đánh giá ở mức thứ 5 điểm trung bình X = 2.78. Biện pháp 3 “Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học” về tính khả thi (và cả cần thiết) đều được giữ ở vị trí đánh giá thứ 3, với điểm trung bình X = 2.84. Biện pháp mang tính chất là phương tiện phục vụ là biện pháp 6 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong QL HĐDH để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” xếp cuối cùng về mức độ đánh giá tính khả thi với điểm trung bình là X = 2.65.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo

TT Mức độ Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao năng lực QL cho CB QL Phòng đào tạo để đáp ứng yêu cầu QL đào tạo theo tín chỉ.

65 87.8 9 12.2 0 0.0 2.88 1

2

QL việc lập, thực hiện kế hoạch ĐT, thời khóa biểu, khối lượng GD

58 78.4 16 21.6 0 0.0 2.78 5

3

Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

62 83.8 12 16.2 0 0.0 2.84 3

4

Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC và trang thiết bị dạy học.

59 79.7 15 20.3 0 0.0 2.80 4

5 Đổi mới hoạt động kiểm tra

đánh giá 63 85.1 11 14.9 0 0.0 2.85 2

6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng đào tạo theo tín chỉ.

48 64.9 26 35.1 0 0.0 2.65 6

Trung bình chungX 2.80

Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH đề xuất của phòng Đào tạo

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH đề xuất của phòng Đào tạo

TT Mức độ khảo nghiệm Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 Điểm X Thứ bậc Điểm X Thứ bậc 1

Nâng cao năng lực QL cho CB QL Phòng đào tạo để đáp ứng yêu cầu QL đào tạo theo tín chỉ.

2.96 1 2.88 1 0 0

2

QL việc lập, thực hiện kế hoạch ĐT, thời khóa biểu, khối lượng GD

2.85 3.5 2.78 5 -1,5 2,25

3

Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2.85 3.5 2.84 3 0,5 0,25

4

Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC và trang thiết bị dạy học.

2.84 5 2.80 4 1 1

5 Đổi mới hoạt động kiểm

tra đánh giá 2.92 2 2.85 2 0 0

6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng đào tạo theo tín chỉ.

2.76 6 2.65 6 0 0

Để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề trên, tác giả sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán

2 2 6. 1 ( 1) D r n n   

Trong đó: r: Hệ số tương quan thứ bậc

D: Hiệu hai thứ bậc của hai đối tượng đánh giá n: Số nội dung được đánh giá

Thay số liệu tính được hệ số tương quan r = +0.90. Tương quan trên là thuận và rất chặt chẽ, có nghĩa là mức độ phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp rất cao, có giá trị trong thực tiễn QL HĐDH của nhà trường.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất

3.4.4.3. Phương pháp thăm dò ý kiến

- Chúng tôi sử dụng loại phiếu Anket gồm các câu hỏi đóng mở (xem phụ lục 3) để nhằm kiểm tra tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL trên. Theo hướng

2.452.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.953 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Cần thiết Khả thi

dẫn, người được hỏi đánh dấu vào các cột trong bảng hỏi và điền vào nội dung trên phiếu

- Trước khi phát phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi giải thích cho đối tượng được rõ về ý nghĩa của việc trả lời phiếu để tìm hiểu các biện pháp QL dạy học của phòng Đào tạo chứ không có mục đích đánh giá để họ yên tâm trả lời trung thực. - Kiểm tra và loại bỏ các phiếu không hợp lệ, tính tỷ lệ % dựa vào câu trả lời của các đối tượng thăm dò, lập bản phản ánh ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 84 -84 )

×