0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tổng hợp, nhận xét chung

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 91 -91 )

Qua bảng kết quả điều tra trưng cầu ý kiến và phỏng vấn CB QL, CB phòng Đào tạo và một số GV có uy tín, giàu kinh nghiệm QL và giảng dạy, từ kết luận về mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất. có thể rút ra những phân tích, kết luận sau:

+ Biện pháp 1 “Nâng cao năng lực QL cho CB QL phòng Đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” được các chuyên gia đều thống nhất mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp này là số 1. Điều đó khẳng định vai trò quyết định của người CB QL trong các hoạt động của quá trình QL. Các biện pháp QL còn lại cho dù tính khả thi có cao đến đâu, xét cho cùng vẫn là sự điều khiển, là hoạt động nhận thức và hành động của con người. Con người ở đây chính là lực lượng CB QL, nhà giáo trong nhà trường mà cụ thể là CB QL phòng Đào tạo. Nội lực và ưu thế của phòng Đào tạo là có đội ngũ lãnh đạo QL và tập thể trẻ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ và vi tính, năng nổ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tác phong và tư duy hiện đại, tích cực học hỏi trau dồi kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là có tư tưởng cầu thị đổi mới về mọi mặt trong nhiệm vụ QL đào tạo của đơn vị. Vì vậy, các chuyên gia, CB QL được hỏi đều tin tưởng cho rằng nâng cao năng lực QL là một tất yếu và với những thế mạnh hiện tại của mình, phòng Đào tạo hoàn toàn có thể phát huy để làm tốt biện pháp đề xuất này.

+ Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, quan hệ mật thiết với kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Kiểm tra - đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình QL. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định QL mà không có kiểm tra, không có đánh giá thì coi như không có QL. Với kết quả trưng cầu ý kiến, cho thấy các chuyên gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm tra - đánh giá. Kiểm tra - đánh giá là công cụ giúp cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT trong nhà trường, nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của nhà giáo, tính tích cực học tập, rèn luyện của người học, đẩy mạnh sự tự đánh giá của các đối tượng. Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của biện pháp này ở vị trí thứ 2 với điểm trung bình X = 2.92. Tuy tính khả thi chỉ đứng thứ bậc 5 nhưng với điểm trung bình X khá cao = 2.78 vì biện pháp này còn đặt trong sự tương quan và so sánh giữa các biện pháp đề xuất khác.

+ Phương pháp đào tạo là yếu tố trí tuệ giúp ta khai thác các yếu tố khác một cách tối ưu nhất. Đổi mới phương pháp là quá trình diễn ra liên tục, là sự tất yếu trong quá trình phát triển của hoạt động QL nói chung và QL HĐDH nói riêng. Đổi mới không có nghĩa là áp đặt hoàn toàn cải mới, mà là loại dần những cái bất hợp lý, nhũng yếu tố không phù hợp. Đồng thời đổi mới PPDH đang dần dần hiện đại hóa nhằm giải phóng người dạy, coi trọng vai trò người học, lấy người học làm TT của đào tạo và tích cực hóa người học ở tất cả các khâu, các giai đoạn, giúp người học phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo và thích ứng trong quá trình lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách. Với vai trò, ý nghĩa của đổi mới PPDH như vậy, các ý kiến đều khẳng định biện pháp thứ 3 “Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới PPDH và hình thức tổ chức DH là rất cần thiết, với điểm trung bình X = 2.85 xếp vị trí thứ 3, cùng thứ bậc với biện pháp “QL việc lập, thực hiện kế hoạch ĐT, thời khóa biểu, khối lượng giảng dạy”. Các ý kiến cũng nhất trí cho rằng ở biện pháp này, tính khả thi cũng được đánh giá ở mức độ tốt (X = 2.84). Điều đó dựa vào việc thực hiện tốt khâu điều hành việc phát triển đổi mới PPDH của phòng Đào tạo như đã phân tích ở chương 2.

+ Biện pháp 2 “QL việc lập, thực hiện kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, khối lượng giảng dạy” tập trung vào việc thực hiện tốt hơn các chức năng của quy trình QL HĐDH của phòng Đào tạo, nhằm tiến tới việc hoàn thiện và tiếp tục phát triển xây dựng chương trình đào tạo ở bậc học cao hơn, mở rộng các mã ngành mới phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội. Biện pháp này mang tính tiền đề, có thể coi là đường lối dẫn dắt đến kết quả, xếp thứ bậc 3 ở mức độ cần thiết, cùng hạng với biện pháp 3 về đổi mới PPDH và xếp thứ 5 ở mức độ khả thi với X = 2,78 cũng khá cao.

+ CSVC, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất và kỹ thuật mang tính tất yếu để lực lượng giáo dục thực hiện được nội dung, chương trình, kế hoạch, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Theo sự phân công của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo không có nhiệm vụ QL CSVC, trang thiết bị dạy học. Nhưng vì đây là phương tiện tất yếu để thực hiện mục tiêu giáo dục, là nhân tố không thể thiếu được đối với GV khi tiến hành hoạt động dạy. Vì vậy làm sao để đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng các phòng học, thiết bị dạy học…trong khi quy mô SV ngày càng tăng là bài toán cần tháo gỡ, giải quyết của các đơn vị QL đào tạo trong toàn trường. Vì vậy, biện pháp đề xuất thứ 4 “Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học” dù tính cần thiết của nó chỉ được xếp thứ bậc 5 nhưng với điểm X = 2.84 là rất tốt. Qua thăm dò, tổng hợp ý phiếu trưng cầu, thì được biết do phòng Đào tạo làm tốt việc xếp thời khóa biểu, tham mưu tốt cho Lãnh đạo trường việc bố trí, tận dụng phòng học nên tính khả thi này của biện pháp được các ý kiến đánh giá là X = 2.80, đứng vị trí 4/6.

+ Thiết lập hệ thống thông tin giáo dục và hệ thống thông tin QL giáo dục trong nhà trường là một trong những lĩnh vực quan trọng, có tính chất bao trùm lên mọi lĩnh vực QL khác nhằm tạo cho người QL nhà trường có được các quyết định QL đúng đắn, kịp thời. Nhà trường có trang điện tử, có hệ thống mạng internet với đường truyền ADSL tốc độ cao, có đội ngũ CB công nghệ trình độ cao, tuy nhiên

hệ thống QL giáo dục nói chung, QL HĐDH nói riêng còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa phát huy tối ưu tiện ích của công nghệ thông tin và truyền thông. Biện pháp 6 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ" cũng được các chuyên gia đánh giá cao tính cần thiết (X = 2.76), tuy nhiên xét theo tình hình thực tế của trường thì tính khả thi của biện pháp này chỉ được điểm trung bình X = 2.65, xếp thứ bậc 6/6.

+ 100% CB QL, CB phòng Đào tạo và GV đều cho rằng nhà trường cần áp dụng đồng bộ tất cả các biện pháp trên nhằm nâng cao năng lực QL, nâng cao hiệu quả HĐDH của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

- Những biện pháp QL của phòng Đào tạo đối với HĐDH được đề xuất trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng nội dung và các biện pháp QL đã được sử dụng của phòng Đào tạo trong những năm qua. Các biện pháp đề xuất này là rất cần thiết và có tính khả thi cao bởi nó được đề xuất với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc như tính đồng bộ, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính khả thi, ứng dụng trong thực tế. Các biện pháp này đều thể hiện rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và cách thực hiện cụ thể, rõ ràng, được Lãnh đạo nhà trường, các CB QL, chuyên viên, GV ủng hộ, nhất trí.

- Về quan niệm nhận thức thì 100% ý kiến cho rằng đây là các biện pháp rất cần thiết, các biện pháp này vừa khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót trong QL HĐDH của lãnh đạo phòng Đào tạo vừa phát huy những điểm mạnh và khẳng định hình ảnh, năng lực QL của người CB QL, nhấn mạnh tới việc đổi mới QL giáo dục trong nhận thức, tư duy và trong hành động thực tiễn.

- Về tính khả thi, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp thì sẽ đạt được hiệu quả chất lượng mới trong hoạt động QL của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là kết quả nghiên cứu của tác giả về thực trạng QL HĐDH của phòng Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả xin rút ra một số kết luận sau:

QL HĐDH cần có một hệ thống biện pháp QL đồng bộ, phù hợp, khoa học và thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn bám sát và đã thực hiện được mục tiêu đề tài, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc QL HĐDH trong nhà trường. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biện pháp HĐDH cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực QL cho CB QL phòng Đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ (mang tính chất cơ bản, quyết định)

Biện pháp 2: QL việc lập, thực hiện kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, khối lượng giảng dạy (mang tính chất tiền đề)

Biện pháp 3: Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.(mang tính chất quyết định)

Biện pháp 4: Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học (mang tính chất điều kiện)

Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá (mang tính chất quyết định) Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.(mang tính chất điều kiện) Qua trưng cầu ý kiến CB QL, CB phòng Đào tạo và một số GV có uy tín giàu kinh nghiệm QL và giảng dạy, đều cho rằng các biện pháp QL được đề xuất là thực sự cần thiết và tính khả thi cao đối với công tác QL HĐDH của phòng Đào tạo.

Trong quá trình phát triển của trường, có những giai đoạn, trong những điều kiện nhất định, các biện pháp QL nêu trên cũng đã áp dụng ở một số khía cạnh nào đó, góp phần từng bước QL HĐDH ngày càng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại. Các biện pháp đề xuất nếu được áp dụng một cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực. Do thời gian và điều kiện có hạn nên tác giả chưa thể đi sâu hết mọi vấn đề của đề tài. Vì vậy, có thể coi đề tài đang là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo ở mức độ sâu và rộng hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (Trang 91 -91 )

×