Mục tiêu và nội dung dạy học trẻ khiếm thính

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 27)

1.3.1.1. Mục tiêu dạy học trẻ khiếm thính

Trong tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học [9, tr. 23] đã xác định mục tiêu dạy học TKTh:

- Giúp TKTh đƣợc hƣởng quyền học tập bình đẳng nhƣ những ngƣời học bình thƣờng khác. Tạo điều kiện và cơ hội cho TKTh học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng, phát triển khả năng bản thân và hòa nhập.

- Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của TKTh, hình thành lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên, để tạo hứng thú học tập và học tập tốt.

- Giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu, cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở.

1.3.1.2. Nội dung dạy học trẻ khiếm thính

Trong tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học [9, tr. 24] đã xác định nội dung dạy học TKTh:

- Cung cấp phương tiện giao tiếp: Do bị tổn thƣơng cơ quan thính giác, nên TKTh có nhu cầu giao tiếp là rất lớn, việc hình thành và phát triển các loại ngôn ngữ là vấn đề trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình dạy học, nhằm tạo ra công cụ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và lĩnh hội kiến thức của TKTh.

TKTh có thể sử dụng các loại hình ngôn ngữ (nói, chữ viết, chữ cái ngón tay, thủ ngữ điệu bộ), vì vậy cần: a) Tạo môi trường cho HSKTh giao tiếp

bằng tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi, HSKTh phát triển, biểu đạt bằng lời, những

ý muốn, nguyện vọng của mình và xây dựng vốn từ cho HS; b)Các giải pháp kỹ thuật nhƣ: giải câm, luyện thở, luyện nghe, dạy cấu âm, sửa tật phát âm sai...

- Trang bị kiến thức: Giúp trẻ hiểu tiếng Việt, biết đọc và biết viết, kỹ năng nghe, nói và dạy trẻ những phƣơng tiện thay thế.

- Giáo dục nếp sống hành vi ứng xử: Trƣớc khi đến trƣờng phải sống môi trƣờng hoàn toàn im lặng, nên trẻ thƣờng cục cằn, bực bội, ngại tiếp xúc, khó chịu không hiểu ngƣời khác…, không có thói quen biểu đạt tâm tƣ, tình cảm, ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, phải dạy cho HS các chuẩn mực đạo đức và các qui tắc hành vi, mối quan hệ thầy và trò, các quy định của nhà trƣờng, nề nếp lớp học, cách cƣ xử với bạn bè...

- Phát triển các khả năng: khả năng đọc hình miệng, khả năng bắt chƣớc, khả năng hội họa, khả năng diễn đạt không lời...

1.3.2. Các phương pháp dạy học cho trẻ khiếm thính

1.3.2.1. Phương pháp dạy ngôn ngữ ký hiệu

Đây là dạng ngôn ngữ tự nhiên nhƣ là hoạt động bản năng của con ngƣời để thích ứng với nhu cầu giao lƣu trong cộng đồng.

“Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ” là một hệ thống những ký hiệu bằng tay, xuất hiện trên cơ sở những hình tƣợng cụ thể và chỉ rõ, biểu diễn một cách trực tiếp những đồ vật, những hành động, những ký hiệu, những phẩm chất, những con số và thậm chí cả những tình huống xảy ra hàng ngày trong môi trƣờng sống của trẻ.

Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ xuất hiện ở TKTh nhƣ sự bù đắp đặc biệt cho ngôn ngữ bằng lời. Nó đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh.

Ngôn ngữ ký hiệu bao gồm: Cử chỉ, điệu bộ; nét mặt; ký hiệu qui ƣớc. Cách dạy: Sử dụng cả hai tay và ngón tay; hƣớng của bàn tay về phía trƣớc; chuyển động của bàn tay phía trƣớc bụng, trong khoảng không gian không vƣợt qua bề ngang của cơ thể; tay, ngón tay chuyển động theo các hƣớng: lên, xuống, trong, ngoài, tròn theo chiều kim đồng hồ hay ngƣợc lại, hai tay chuyển động cùng chiều hay ngƣợc chiều nhau...

Yêu cầu:

+ GV tìm hiểu và dạy HS những ký hiệu qui ƣớc. GV phải hiểu ký hiệu của bản thân HS. Mỗi HS đều có cách ra hiệu riêng.

+ Dạy HS ký hiệu thông qua giao tiếp với HS hàng ngày. Tận dụng những tình huống cụ thể đang xảy ra để dạy HS sử dụng kết hợp với chữ viết và tiếng nói.

+ Giải thích bằng ngôn ngữ ký hiệu, vì trong dạy học, nhiều từ ngữ, nhiều biểu tƣợng HS không hiểu. Bằng cách này HS lĩnh hội kiến thức dễ hơn, HS sẽ học đƣợc cách sử dụng ký hiệu mới.

1.3.2.2. Phương pháp ngôn ngữ bằng ngón tay (thủ ngữ)

Khác với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ bằng ngón tay là cách sắp đặt vị trí khác nhau của các ngón tay, biểu hiện những chữ cái hợp thành các từ và các câu trong ngôn ngữ nói.

“Ngôn ngữ ngón tay là hình thức độc đáo của ngôn ngữ bằng lời đƣợc xây dựng bằng sự vận động của các ngón tay trong không khí.”

NN ngón tay rất gần với NN viết, dùng các ngón tay ở các vị trí khác nhau trong không gian để minh họa lại toàn bộ số chữ cái của ngôn ngữ bằng lời (giống đánh vần), cho nên chức năng tƣơng tự nhƣ ngôn ngữ nói, để giúp TKTh giao tiếp với nhau.

1.3.2.3. Phương pháp đọc hình miệng

- Đó là cách tiếp thu tiếng nói bằng thị giác, thông qua những chuyển động của cơ quan phát âm khi nói, chủ yếu là chuyển động của môi, biểu hiện trên nét mặt.

- Đọc hình miệng là một quá trình tâm lý phức tạp của ngƣời điếc để tri giác tiếng nói nhờ thị giác. Theo Ph.Rau, quá trình đọc hình miệng có thể có 3 khâu cơ bản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tri giác bằng mắt hình tƣợng cấu âm của từ. + Vận động cấu âm bắt chƣớc.

+ Hiểu điều tri giác đƣợc.

Các khâu nói trên có thể nổi trội khác nhau ở từng loại điếc. Khi đọc hình miệng trẻ xuất hiện cái cảm giác vận động NN. Đọc hình miệng theo kiểu vận động là HS đã nắm đƣợc NN nói, HS phải bắt chƣớc, nhắc lại vận động cấu âm. Song muốn đọc đƣợc hình miệng, phải thực hiện đồng bộ cả 3 khâu nói trên.

Cách dạy:

+ Phƣơng pháp tĩnh: Học cấu âm trong trạng thái tĩnh, của bộ máy cấu âm, hình tƣợng cấu âm khác với trạng thái động, do vậy, khó đảm bảo cho HSKTh đọc và thu nhận đƣợc NN nói.

+ Phƣơng pháp động: Cấu tạo âm đƣợc nghiên cứu trong trạng thái động, trong NN sống động.

+ Phƣơng pháp thay thế chủ yếu: Chú ý đến các qui luật dịch chuyển và thay thế âm. Các phƣơng tiện giúp cho đọc hình miệng: chữ cái ngón tay, cử chỉ, điệu bộ, chữ viết và máy trợ thính đối với HSKTh.

1.3.2.4. Phương pháp tổng hợp

Là sự kết hợp các cách tiếp nhận thông tin (nhìn, đọc hình miệng, nghe...), diễn đạt thông tin (ký hiệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, nói, chữ cái ngón tay, viết...) trong giao tiếp gọi là tổng hợp. Phƣơng pháp này hiện nay tại các trƣờng khiếm thính ở Việt Nam sử dụng phổ biến.

Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của HS, căn cứ vào nội dung, bài học có thể áp dụng kết hợp những phƣơng pháp sau:

+ Phương pháp đồng loạt: HSKth có thể tham gia vào các hoạt động

học tập bằng cách làm việc nhƣ mọi học sinh khác. Điều chỉnh đƣợc tiến hành cho mọi HS căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học.

+ Phương pháp đa trình độ: Tất cả TKTh tham gia vào một bài học nhƣng với mục tiêu học tập khác nhau, dựa trên năng lực và nhu cầu của từng trẻ khiếm thính.

+ Phương pháp trùng lặp giáo án: Dành cho HS chƣa theo kịp hoàn

toàn các hoạt động theo mục đích chung của lớp, có thể xây dựng mục tiêu riêng, để giáo dục từng cá nhân.

+ Phương pháp thay thế: HS ngồi chung lớp, nhƣng học theo hai chƣơng trình khác nhau. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong lớp vì trẻ không theo kịp chƣơng trình chung.

1.3.3. Các hình thức dạy học trẻ khiếm thính

Hệ thống trƣờng dạy trẻ khiếm thính, là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, trƣờng trực tiếp đảm nhiệm dạy học từ Tiểu học và THCS (chủ yếu là cấp tiểu học), nhằm hình thành ở HS sự phát triển nhân cách toàn diện.

1.3.3.1. Trường chuyên biệt

Là phƣơng thức giáo dục tách biệt trẻ em có dạng khuyết tật khác nhau vào cơ sở giáo dục riêng. Xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục TKTh. Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt là chăm sóc chữa trị và phục hồi chức năng; dạy văn hóa và dạy nghề; giám sát, quản lý.

1.3.3.2. Trường hội nhập

TKTh đƣợc học trong lớp học chuyên biệt, đặt trong trƣờng phổ thông bình thƣờng. Trong quá trình giáo dục, TKTh nào có “khả năng” sẽ đƣợc học chung ở một số môn học hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thƣờng. Có 4 mức hội nhập, hội nhập về thể chất, hội nhập về chức năng, hội nhập xã hội, hội nhập hoàn toàn.

1.3.3.3. Trường hoà nhập

Là phƣơng thức giáo dục trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thƣờng trong trƣờng phổ thông nơi trẻ sinh sống. Xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trƣờng nhƣ một xã hội thu nhỏ và phản ánh tính chất đa dạng của xã hội, vì vậy môi trƣờng giáo dục phổ thông đƣợc chú ý cải thiện sao cho phù hợp nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính trong bối cảnh hiện nay

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính

1.4.1.1. Khái niệm

Quản lý hoạt động dạy học TKTh là quá trình ngƣời Hiệu trƣởng thực

hiện các chức năng quản lý đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giáo dục đặc biệt (dành cho TKTh) phù hợp với đặc điểm tâm lý của đối tƣợng và đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.

Các trƣờng dạy TKTh hiện nay thực hiện theo chƣơng trình giáo dục bậc tiểu học, kéo dài sáu năm (theo khung chƣơng trình của Viện KHGD), với những nội dung, kế hoạch, phƣơng pháp, hình thức, thời gian, số tiết cụ thể theo từng môn học. Đó là cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động dạy học TKTh theo đúng yêu cầu, nội dung phân phối chƣơng trình giáo dục đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó, ngƣời cán bộ quản lý cần phải nắm vững chuyên môn, nắm vững chƣơng trình, để hƣớng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học.

1.4.1.2. Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính

- Thực hiện kế hoạch thu nhận TKTh vào học theo tiêu chỉ tuyển sinh. - Bảo đảm chất lƣợng giáo dục, tạo điều kiện và cơ hội cho TKTh đƣợc học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng bản thân để hòa nhập cộng đồng.

- Xây dựng những phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của TKTh với từng môn học cụ thể và các hình thức tổ chức dạy học.

- Thực hiện kế hoạch dạy học của từng môn học (những môn học chính của chƣơng trình bậc tiểu học và các môn học hỗ trợ: phục hồi chức năng nghe, nói, kỹ năng xã hội..., nội dung và phạm vi kiến thức giảm tải của

từng môn học), phù hợp với từng đối tƣợng TKTh trong lớp học nhƣ mức độ nặng, nhẹ, lứa tuổi, các loại tật kèm theo và đặc điểm tâm lý.

- Đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, năng lực đội ngũ giáo viên của trƣờng để thực hiện kế hoạch giáo dục- dạy học.

- Phát huy sức mạnh của các lực lƣợng giáo dục và các tổ chức, đoàn thể chính trị- xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của nhà trƣờng, tạo môi trƣờng giáo dục thống nhất ở địa phƣơng, xây dựng hội cha mẹ học sinh, phối hợp với các đoàn thể nhân dân tại địa phƣơng.

1.4.1.3. Các yêu cầu

Quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng dạy trẻ khiếm thính cần phải: - Hiểu nguyên tắc cấu tạo khung chƣơng trình dạy học ở bậc học đối với trẻ khiếm thính là bậc tiểu học

- Nắm vững nội dung các môn học của chƣơng trình giáo dục đặc biệt của bậc học và các môn học hỗ trợ (phục hồi chức năng nghe, nói, kỹ năng xã hội...), nội dung và phạm vi kiến thức giảm tải của từng môn học phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính.

- Nắm vững những phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của trẻ khiếm thính với từng môn học cụ thể và các hình thức tổ chức dạy học tƣơng thích.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học của từng môn học cho từng nhóm đối tƣợng trẻ khiếm thính trong lớp học nhƣ mức độ nặng, nhẹ, lứa tuổi và các loại tật khác.

- Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính. Theo dõi, nhắc nhở GV thực hiện kế hoạch dạy học và chƣơng trình dạy học theo tuần, tháng và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời.

- Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc hoàn thiện các hồ sơ của HS, sổ sách, giáo án, lịch báo giảng, sổ dự giờ của giáo viên...

Trong quá trình giáo dục trẻ khiếm thính cần phải điều chỉnh mục tiêu, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học nhằm giúp HS phát triển tốt nhất những năng lực của trẻ trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức và kỹ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kỹ năng mới.

Sơ đồ 1.3. Quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính

1.4.2. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính

1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học a) Quản lý việc thực hiện mục tiêu chương trình và nội dung chương trình

Hình thành, phát triển kĩ năng giao tiếp theo khả năng của từng học sinh khiếm thính. Trang bị kiến thức cơ bản cần thiết, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hết khả năng, để sớm hòa nhập cộng đồng và tiếp tục học lên.

Nội dung dạy học TKTh gồm 12 môn học. Trong đó có 7 môn học trong chƣơng trình tiểu học phổ thông đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tâm lý TKTh. Một số môn đặc thù (ngôn ngữ ký hiệu, phát triển giao tiếp, luyện nghe, phát âm, giáo dục tập thể).

b) Xây dựngkế hoạch dạy học trẻ khiếm thính

Trƣớc khi bƣớc vào năm học mới, HT cần phải phân tích tình trạng HS, cơ sở vật chất của trƣờng, đội ngũ GV hiện có, các kết quả về hoạt động sƣ phạm của năm học trƣớc về những mặt mạnh, mặt yếu, và nguyên nhân và trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, biện pháp, lộ trình thực hiện… nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Đó là những dự kiến trƣớc về hoạt động của đơn vị phải làm gì? ai làm? làm vào thời gian nào? làm cách nào?

1.4.3.2. Phân công giáo viên và quản lý HĐ giảng dạy của giáo viên a) Phân công giáo viên dạy học

Phân công giáo viên dạy học phải căn cứ vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, quyền lợi của học

Môi trƣờng xã hội Quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính Chƣơng trình phổ thông PPDH trẻ khiếm thính Ch.trình dạy trẻ khiếm thính

Dạy văn hóa Dạy nghề Phục hồi chức năng

Xây dựng kế hoạch

sinh…trên cơ sở lựa chọn phƣơng án tối ƣu phù hợp với nội dung chương

trình. Hiệu trƣởng cần hiểu rõ chất lƣợng đội ngũ hiện có, đánh giá chính xác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng lực từng giáo viên để phân công hợp lý, khi phân công GV dạy học, phải căn cứ vào những điều kiện:

- Năng lực của từng giáo viên (trình độ, loại hình đào tạo).

- Đặc điểm loại tật, độ tuổi, hoàn cảnh gia đình của học sinh mỗi lớp. - Nguyện vọng và kinh nghiệm dạy học của giáo viên.

Hiệu trƣởng cần phải tham khảo ý kiến của PHT, tổ trƣởng chuyên môn trƣớc khi đƣa ra dự kiến phân công. Sau đó đƣa về cho các tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất. Cuối cùng, HT ra quyết định phân công GV dạy học.

b) Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 27)