dạy học tại nhà trƣờng
2.5.1. Điểm mạnh
2.5.1.1. Về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đều xác định đƣợc quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm trong trƣờng học, họ chủ động tìm tòi nhiều biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả của HĐDH và giúp giáo viên thấy đƣợc vai trò của ngƣời giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng dạy học.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng có nhiều kinh nghiệm, nỗ lực, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đã cố gắng triển khai cho cán bộ giáo viên nắm vững các văn bản, chỉ thị liên quan đến việc điều chỉnh phƣơng pháp và nội dung dạy học cho TKTh. Đồng thời giúp cho giáo viên ý thức đƣợc trách nhiệm của ngƣời thầy trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn bằng việc phổ biến đầy đủ các chế độ, quy định về giáo dục và đào tạo.
Tập thể cán bộ, GV, CNV của Nhà trƣờng luôn đoàn kết, nhất trí cao các chủ trƣơng của Hiệu trƣởng đƣa ra nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo nhân lực chất lƣợng cao tại Nhà trƣờng.
Đội ngũ giáo viên dạy học tại Nhà trƣờng đa số an tâm trong công tác, tận tụy, nhiệt tình với nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, thƣơng yêu học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
2.5.1.2. Về công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng và BGH
Việc phân công giáo viên đứng lớp đã có sự quan tâm nhiều đến việc bố trí giáo viên giỏi dạy các khối lớp để làm nòng cốt, đồng thời có chú ý đến việc hạn chế số giáo án phải soạn nhằm nâng cao chất lƣợng bài soạn. Việc bố
trí, sắp xếp thời khóa biểu tƣơng đối hợp lý và khoa học đảm bảo các điều kiện tốt cho giáo viên cũng nhƣ học sinh trong quá trình dạy và học.
Thực hiện các chế độ kiểm tra định kỳ về hồ sơ chuyên môn của GV (giáo án, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học, phiếu báo giảng...), các loại hồ sơ học sinh (sổ điểm, sổ học bạ, hồ sơ cá nhân ...); có chế độ theo dõi, kiểm tra giờ lên lớp của GV nhằm đƣa HĐDH đạt ở mức cao.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý và quản lý kết quả học tập của HS, áp dụng trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá thành quả học tập của HS.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đã chú ý đến việc tăng cƣờng quản lý tài chính, trang bị đủ cơ sở vật chất, phƣơng tiện và thiết bị dạy học, đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho HĐDH.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng thƣờng xuyên quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức chính trị cho cán bộ giáo viên và bồi dƣỡng tin học để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học.
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đã kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng, giúp đỡ giáo viên về tinh thần và vật chất, nhằm thúc đẩy HĐDH.
2.5.2. Điểm yếu
2.5.2.1. Về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên
Nhận thức của giáo viên về trách nhiệm của ngƣời thầy trong HĐDH chƣa thƣờng xuyên và triệt để, nên đôi lúc việc làm của giáo viên còn qua loa, chiếu lệ, mang tính đối phó hơn là trách nhiệm.
CBQL chƣa thật sự nắm vững về khoa học quản lý giáo dục, công tác quản lý chủ yếu làm theo kinh nghiệm, do đó việc quản lý chỉ đạo chƣa chặt chẽ, chƣa hiệu quả đặc biệt là công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Việc hoạch định kế hoạch chỉ dừng lại ở mục tiêu trƣớc mắt, đối phó với những tình thế xảy ra mà chƣa có kế sách lâu dài và tầm nhìn chiến lƣợc.
2.5.2.2. Về công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Công tác quản lý việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học vẫn còn mang tính chiếu lệ chƣa có biện pháp xử lý cụ thể đối với giáo viên thực hiện sai chƣơng trình, kế hoạch dạy học.
Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên nhƣ kiểm tra đột xuất giáo án, đồ dùng dạy học, phƣơng tiện phục vụ dạy học hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện. Các đợt kiểm tra chủ yếu là định kỳ, có thông báo trƣớc nên không mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học.
Quản lý thực hiện phƣơng pháp dạy học của HT, PHT chƣa thật sự đầu tƣ, điều này thể hiện ở chỗ Nhà trƣờng chƣa có kế hoạch cụ thể, biện pháp thực hiện cũng nhƣ kiểm tra, đánh giá việc điều chỉnh. Chính vì vậy tình trạng dạy học mang tính áp đặt vẫn đang còn phổ biến tại Nhà trƣờng.
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên vẫn còn buông lỏng ở một số công việc, cụ thể: chƣa lập đƣợc kế hoạch kiểm tra theo định kỳ; chƣa quản lý chặt chẽ đƣợc việc thực hiện đúng quy chế về kiểm tra nhƣ thời gian kiểm tra, kiểm tra bù, chấm chữa bài cũng nhƣ thời gian trả bài cho HS. Do đó, vẫn còn tình trạng giáo viên vi phạm quy chế trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Quản lý cơ sở vật chất, TBDH hỗ trợ cho HĐDH: vẫn còn yếu kém ở khâu tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học. HT vẫn còn thụ động trong việc bổ sung, trang bị thêm các thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng chƣa có biện pháp chỉ đạo sâu sát về kế hoạch, nội dung sinh hoạt cụ thể, còn nặng về hình thức mà chƣa thật sự đi sâu vào chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm dẫn đến hiệu quả chƣa cao.
Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng chƣa có biện pháp tích cực trong việc bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ, chỉ xoay quanh ở việc dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy, tham gia các lớp bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ.
2.5.3. Cơ hội
Đảng và nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để phát triển giáo dục trẻ khuyết tật. Trong đó, Luật ngƣời khuyết tật số 51/2010/QH12, điều 27 đã ghi: Nhà nƣớc tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật đƣợc học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của ngƣời khuyết tật.
Tại lễ Công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2013 do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức, Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em không chỉ là công việc cấp bách mà còn có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài đối với sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là cần đầu tƣ tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận với dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thông, phƣơng tiện đi lại... và đấu tranh xóa bỏ thái độ kỳ thị với việc thực hiện các quyền trẻ em, kể cả quyền đƣợc tham gia tích cực vào các quyết định ảnh hƣởng tới cuộc sống và tƣơng lai của các em”.
Thiết bị dạy học nói riêng cũng nhƣ CSVC nói chung đã đƣợc UBND thành phố, Sở GD&ĐT quan tâm trang bị, xây dựng để phục vụ công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại Nhà trƣờng.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tƣ CSVC.
2.5.4. Thách thức
Trẻ khuyết tật ít có cơ hội đến trƣờng. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, chỉ 66.5% trẻ khuyết tật trong độ tuổi tiểu học đƣợc đến trƣờng, so với mức bình quân của trẻ em toàn quốc là 97%. Tỷ lệ biết chữ ở ngƣời khuyết tất trong độ tuổi từ 15 đến 24 là 69.1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ biết chữ của ngƣời không bị khuyết tật là 97.1%.
Cơ chế, chính sách quy định cho các trƣờng khuyết tật nói chung và trƣờng Khiếm thính Hải Phòng nói riêng còn chƣa đủ, chƣa phù hợp, chƣa đồng bộ.
Cộng đồng chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khi đƣợc
giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên. Tại Nhà trƣờng, sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh còn hạn chế, chƣa phát huy hiệu quả trong việc phối hợp với Nhà trƣờng để giáo dục TKTh về mọi mặt.
Mặc dù đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng có thể thấy đội ngũ CBQL và giáo viên làm công tác giáo dục đặc biệt chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đủ về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.
Nguồn kinh phí huy động để đảm bảo cho giáo dục đặc biệt tăng trong những năm qua, song đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện, đồ dùng dạy học đặc thù đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt hầu nhƣ chƣa có. Cơ sở vật chất cho giáo dục khuyết tật còn kém về chất lƣợng và thiếu về số lƣợng, chủng loại.
2.5.5. Những vấn đề đặt ra và cần giải quyết
Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đều qua lớp bồi dƣỡng về quản lý, nhƣng chƣa có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về quản lý nên chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, kế hoạch trong quản lý còn thấp.
Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng chƣa thực sự nhận thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ và nội dung quản lý HĐDH TKT trong nhà trƣờng để từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm thực hiện chặt chẽ các nội dung quản lý họat động dạy học TKT trong nhà trƣờng.
Về đội ngũ GV: Đội ngũ GV tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng vừa thiếu về số lƣợng, không đồng đều về chất lƣợng và không đồng bộ về cơ cấu. Trong đó, đa số GV có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn tật học còn quá ít mặc dù đƣợc đào tạo bài bản, có chất lƣợng nhƣng kinh nghiệm dạy học TKT còn rất ít. Một số GV khác tuy lớn tuổi nhƣng ý thức nghề nghiệp không cao, chƣa có lòng yêu nghề và đặc biệt là ý thức vƣơn lên trong công tác. Số GV giỏi để làm nòng cốt rất ít, có bộ môn hầu nhƣ không có do vậy công tác bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, chế độ tiền lƣơng còn thấp không đủ sống nên GV phải kiếm việc làm thêm nhiều.
Do đó, không có thời gian để toàn tâm toàn ý hy sinh cho công tác dạy học trẻ khuyết tật.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học: mặc dù đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ để phục vụ tốt cho HĐDH, tuy nhiên, thiết bị hỗ trợ cho trẻ khuyết tật nhiều hạn chế.
Nguồn tài chính phục vụ cho HĐDH còn eo hẹp, không tạo điều kiện thuận lợi để HT có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong quản lý đặc biệt là trong công tác thực hiện nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học TKT.
Về cơ chế quản lý: HT có quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng nhƣng tâm lý vẫn ngại đụng chạm còn đè nặng đã cản trở sự sáng tạo của HT trong việc quản lý nhà trƣờng, đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực.
Về QLGD từ các cấp vĩ mô cho thấy chƣa có sự đồng bộ, thống nhất trong việc đào tạo và sử dụng nguồn GV cho phù hợp với sự đổi mới giáo dục TKT. Một số môn (hội thoại, ngôn ngữ kí hiệu, giáo dục kỹ năng sống cho TKT, ...) còn thiếu GV chuyên ngành về giáo dục đặc biệt. Vì vậy, bắt buộc GV đƣợc đào tạo không đúng chuyên ngành phải dạy trái với chuyên môn chính của mình, làm giảm sút rất nhiều chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng. ---
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng, có thể kết luận nhƣ sau:
Thực trạng công tác quản lý HĐDH của Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng tuy gặp nhiều khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ và những kinh nghiệm trong phƣơng pháp dạy học trẻ khuyết tật nhƣng nhìn chung Nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc mức độ khá tốt công tác quản lý của đơn vị mình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc vẫn chƣa thực hiện chặt chẽ một số biện pháp quản lý HĐDH có tính trọng điểm để nâng cao chất lƣợng dạy học trong
nhà trƣờng dẫn đến kết quả dạy học chƣa cao nhƣ trong lĩnh vực phân công giáo viên dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
Một số biện pháp tuy Nhà trƣờng đã thực hiện ở mức độ khá nhƣng vẫn còn mang tính hình thức và nặng về quản lý hành chính, chƣa đi sâu vào công tác chuyên môn và nghiệp vụ. Chính điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy học trẻ khuyết tật tại Nhà trƣờng.
Công tác quản lý HĐDH giữa các trƣờng khuyết tật chƣa có sự thống nhất cao về các phƣơng pháp dạy học, nội dung điều chỉnh chƣơng trình cho trẻ khuyết tật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tại mỗi đơn vị. Điều này, dẫn đến HĐDH diễn ra không đồng bộ ở các trƣờng và làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng chuyên môn tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng.
Các kết quả nghiên cứu việc quản lý HĐDH của hiệu trƣởng trƣờng Khiếm thính Hải Phòng là căn cứ đế xây dựng các biện pháp quản lý HĐDH phù hợp, hữu hiệu đối với Nhà trƣờng sẽ đƣợc tiếp tục trình bày ở chƣơng 3.
Chƣơng 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI