Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 69)

Ở đề tài này, chúng tôi đề xuất các yêu cầu có tính nguyên tắc:

- Tính thực tiễn khả thi: Hệ thống các biện pháp phải thiết thực và khả

thi, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại trƣờng Khiếm Thính Hải Phòng.

- Tính kế thừa và phát triển: Hệ thống các biện pháp nhƣ là sự kế thừa và

phát triển những thành quả đạt đƣợc trong quá trình dạy học những năm gần đây làm tiền đề phát triển những năm tiếp theo.

- Tính hệ thống và đồng bộ: Các biện pháp phải có tính hệ thống: mỗi biện

pháp nhấn mạnh một mặt, song các biện pháp đề xuất có thể hỗ trợ, bổ xung cho nhau và làm nên tổng thể tác động nâng cao hiệu quả quản lý

hoạt động dạy học; Mặt khác, phải xác định đƣợc yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ƣu tiên hợp lý trong công tác quản lý hoạt động dạy học.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động dạy học cho trẻ khuyết tật dạy học cho trẻ khuyết tật

3.2.1.1. Mục tiêu

- Nâng cao nhận thức công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và cán bộ giáo viên, nhân viên đang làm nhiệm vụ tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng: Phải tôn trọng và thực hiện các quyền của ngƣời khuyết tật; Có phẩm chất đạo đức tốt, có tình yêu thƣơng, có trách nhiệm với TKTh, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; Có nhận thức đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân với trẻ khiếm thính.

- Giáo dục nhận thức cho CBQL và GV chính là tạo ra năng lực nội sinh của mỗi cá nhân cán bộ giáo viên và nhân viên. Một khi nội lực đƣợc phát huy sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng dạy học.

3.2.1.2. Nội dung và phương hướng thực hiện

a. Hiệu trưởng và Ban giám hiệu phải tự giác nâng cao nhận thức bản thân

Chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý này phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và nhận thức của ngƣời CBQL. Do vậy, HT nhà trƣờng phải có tầm nhìn chiến lƣợc, luôn đặt ra những yêu cầu cao trong việc tự hoàn thiện mình, tự nâng cao nhận thức về mọi mặt, trên cơ sở đề cao việc tự học, việc tự bồi dƣỡng cho bản thân.

Hiệu trƣởng và BGH là chủ thể quản lý, trƣớc tiên phải là ngƣời có nhận thức đúng đắn về công tác quản lý hoạt động dạy học trẻ khiếm thính và xác định đúng trách nhiệm của mình trong công tác quản lý.

Trong nhà trƣờng, phát huy nội lực là quy luật cơ bản. Vì vậy, việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền, triển khai và thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, với cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Mặt khác, việc tăng cƣờng nhận thức cho mỗi thành viên trong trƣờng sẽ tăng thêm nội lực cho toàn trƣờng. Muốn làm đƣợc điều đó, HT, PHT cần phải:

- Luôn đề cao công tác tuyên truyền cho mỗi CBQL, GV-CNV xác định trách nhiệm vẻ vang của mình với sự nghiệp “trồng ngƣời”. Chỉ khi nào những chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc hóa thân vào nhận thức của mỗi CBGV với quan điểm đào tạo liên tục, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, học tập suốt đời trở thành nhu cầu tự giác của họ thì mới thực sự có chất lƣợng và hiệu quả.

- Cần quan tâm đến việc xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008, ở đó, ngƣời GV có điều kiện phát huy những tiềm năng sáng tạo để tự tôn vinh mình. Đó là một môi trƣờng lành mạnh, sôi động không khí thi đua dạy và học tập, với phƣơng châm lấy tự học làm nòng cốt để tự hoàn thiện mình.

b) Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng hoạt động dạy học. Trong quá trình phát triển của nhà trƣờng, muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng công tác chuyên môn nhất định phải nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên.

- Cần quan tâm bồi dƣỡng nâng cao niềm tin sƣ phạm (yêu nghề, mến trẻ, tình thƣơng và trách nhiệm), giáo dục đội ngũ giáo viên về tình cảm yêu trƣờng, yêu lớp, yêu học sinh.

- Cần quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về kiến thức chuyên môn và phƣơng pháp dạy học- giáo dục, sự hiểu biết, những kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ năng ứng xử và giao tiếp trong đời sống cộng đồng,...

phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học, coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy - học. Bởi vậy, đáp ứng yêu cầu mới tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng, hiệu trƣởng và BGH phải là ngƣời làm cho mọi giáo viên, nhân viên thực sự có nhận thức đúng về nhiệm vụ giáo dục, về nhiệm vụ dạy học của minh.

- Cần quan tâm bồi dƣỡng giáo viên không chỉ dừng lại với những lớp học bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm, còn là tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho giáo viên tự học và nghiên cứu, cung cấp thêm phƣơng tiện, tạo điều kiện làm việc cho giáo viên.

- HT cần đặt ra cho cán bộ chuyên môn trong nhà trƣờng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng, chỉ dẫn GV xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với công việc của mình và tự điều chỉnh cách thức và phƣơng pháp làm việc một cách khoa học nhất. HT, PHT cần xem trọng các biện pháp nâng cao chất lƣợng trong công tác chuyên môn, cần giao quyền hạn nhất định cho họ để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn và phải tự chịu trách nhiệm với công việc đƣợc giao.

- Nhận thức đúng đắn về nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ khuyết tật. Nhận thức trách nhiệm của mình trong vai trò phối hợp với các tổ trƣởng chuyên môn, với phụ huynh và học sinh.

- Nhận thức chi tiết và đặc điểm của từng học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh theo mỗi năm học. Trên cơ sở đó, chủ động thiết kế và thực hiện kế hoạch bài học cho lớp mình theo tháng, tuần và tiết học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để công tác bồi dƣỡng GV có hiệu quả, trƣớc hết HT, PHT cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV trong nhà trƣờng về trình độ, số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Trên cơ sở đó, HT, PHT xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng GV về nội dung tật học, thời gian và đối tƣợng.

- HT, PHT thƣờng xuyên khảo sát năng lực của GV thông qua việc kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức khác nhau nhƣ: dự giờ, tổ chức hội giảng, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trƣờng; qua đánh giá của

tổ trƣởng chuyên môn, khối trƣởng chuyên môn, của đồng nghiệp GV, qua kết quả chất lƣợng dạy học và tham khảo ý kiến của cha mẹ HS và của HS.

Để làm tốt điều đó, hiệu trƣởng cần:

- Tăng cƣờng công tác tổ chức các tiết chuyên đề về điều chỉnh nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học cho trẻ khuyết tật.

- Tăng cƣờng chất lƣợng các sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Động viên, khuyến khích kèm theo chính sách thu hút GV-NV và CBQL GD tham gia nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong việc tìm ra những phƣơng pháp dạy học trẻ khuyết tật, tự làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trƣng bài học, đăng ký các đề tài tự học, các đề tài tự bồi dƣỡng, duy trì có hiệu quả các phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”.

- Tổ chức cho GV đƣợc tham gia bồi dƣỡng theo chu kỳ bồi dƣỡng thƣờng xuyên của Bộ Giáo dục & Đào tạo. CBQL tạo điều kiện để GV chƣa đủ chuẩn đƣợc theo học các lớp nâng chuẩn theo quy định. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để GV học nâng cao theo chƣơng trình giáo dục đặc biệt và có thể tham gia học sau Đại học, sắp xếp thời gian để GV đi học ôn thi tại cơ sở đào tạo cũng nhƣ có các chế độ khen thƣởng khi GV có kết quả học tập tốt.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trƣờng cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT…về giáo dục TKTh đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học viên bằng kế hoạch và công việc cụ thể.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, phƣơng tiện, thiết bị phục vụ hoạt động học tập. Bố trí thời gian hợp lý cho các hoạt động tập thể.

- Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục TKTh để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời có khen thƣởng, kỷ luật thích đáng nhằm tạo động lực cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh.

3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh phương pháp và nội dung dạy học

3.2.2.1. Mục tiêu

dạy học cho trẻ khuyết tật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngƣời GV. GV là ngƣời thực hiện khâu cuối cùng trong một chuỗi các hoạt động của quá trình điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho trẻ khuyết tật, là ngƣời quyết định đến sự thành bại của quá trình điều chỉnh phƣơng pháp dạy học.

- Điều chỉnh phƣơng pháp và nội dung giảng dạy của giáo viên nhằm phát huy kiến thức vốn có của học sinh, phát triển kỹ năng sống cho học sinh để giúp học sinh tiếp tục học lên cao và hòa nhập cộng đồng.

3.2.2.2. Nội dung và phương hướng thực hiện

- Bồi dƣỡng kỹ năng điều chỉnh nội dung phƣơng pháp của giáo viên thông qua: các buổi hội thảo chuyên đề, các buổi dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, hội giảng, tham quan, học tập trƣờng bạn,…

- Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo của tổ chuyên môn trong việc điều chỉnh nội dung và phƣơng pháp dạy học. Chỉ đạo tổ chuyên môn thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động nhận thức của HS.

- Tập huấn cho GV cách sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện hiện đại vào dạy học, khuyến khích GV làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp.

- Việc phân công dạy học phải đảm bảo số tiết theo quy định tại Thông tƣ số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trƣờng chuyên biệt công lập.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, nếu đƣợc có thể mời các chuyên viên về điều chỉnh phƣơng pháp dạy học nói chuyện để GV có thể nhận thức rõ hơn về điều chỉnh phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý đặc trƣng của trẻ khiếm thính.

- Tổ chức cho GV đƣợc tiếp cận với các phƣơng pháp dạy học tích cực qua việc xem băng đĩa, tài liệu, tham quan, học tập trƣờng bạn để rút kinh nghiệm... Tổ chức cho GV đƣợc tập huấn theo chƣơng trình về giáo dục trẻ khiếm thính.

trình độ học sinh để có các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp. Khuyến khích giáo viên sử dụng hiệu quả CNTT để đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.

- Do việc điều chỉnh cách soạn giáo án ban đầu còn có nhiều khó khăn nên cần tổ chức cho GV thảo luận và soạn bài theo tổ để thống nhất cách soạn. Để số giáo án trong một tuần của mỗi GV phù hợp nhất để họ có thời gian đầu tƣ nhằm tăng cƣờng chất lƣợng cho giáo án. Tăng cƣờng kiểm tra của tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trƣờng đối với việc soạn giáo án theo tinh thần điều chỉnh.

- Tổ chức hội giảng hàng năm trong năm học và tổ chức thực hiện các tiết dạy chuyên đề và hội thảo chuyên đề về điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho học sinh khuyết tật. Kết quả các cuộc hội thảo phải giúp GV học tập đƣợc lẫn nhau, rút ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu cho bản thân từ các đồng nghiệp trong việc đảm bảo chất lƣợng giờ lên lớp theo hƣớng điều chỉnh. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, đặc biệt coi trọng khâu tổng kết, rút kinh nghiệm, đƣa ra những bài học ý nghĩa, thiết thực cho giáo viên để họ có thể tự điều chỉnh phƣơng pháp và nội dung phù hợp với đặc điểm tình hình lớp học theo từng học kỳ, từng năm học.

- Thƣờng xuyên kiểm tra kết quả học tập và ứng dụng điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp thông qua dự giờ thăm lớp, trao đổi, rút kinh nghiệm của cá tổ, nhóm chuyên môn.

- Việc điều chỉnh phƣơng pháp dạy học với trẻ khiếm thính còn gặp một khó khăn đó là kinh phí để in phiếu học tập, phiếu làm việc, các bảng biểu... khá tốn kém. HT, PHT cần phải tích cực huy động các nguồn tài chính, có thể vận động phụ huynh học sinh đóng góp trên tinh thần “xã hội hóa giáo dục” thì mới hy vọng thực hiện tốt việc điều chỉnh phƣơng pháp dạy học này.

- BGH nhà trƣờng quy định việc thực hiện nề nếp sinh hoạt: 02 tuần một lần mỗi tổ chuyên môn dành riêng một buổi sinh hoạt tập trung vào việc thảo luận trao đổi về nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa và điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy, phát hiện những vấn đề mới, khó trong chƣơng trình

để tổ chức trao đổi, phân tích, đề xuất những phƣơng án giải quyết tối ƣu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhƣ: thăm quan, trao đổi học tập kinh nghiệm những đơn vị giáo dục trẻ khiếm thính điển hình; thao giảng rút kinh nghiệm,…

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Cung cấp đầy đủ văn bản, quy định của Bộ, của Viện chiến lƣợc, của Ngành về điều chỉnh phƣơng pháp và nội dung dạy học.

- BGH tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc xây dựng và triển khai điều chỉnh phƣơng pháp và nội dung dạy học.

- Khuyến khích, động viên kịp thời, tạo môi trƣờng thuận lợi cho công tác giảng dạy và làm việc của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng.

3.2.3. Đề cao vai trò tổ chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu

Giúp đội ngũ cán bộ chuyên môn phát triển mạnh về chất và lƣợng, đồng bộ cơ cấu, nhận thức rõ vai trò của mình, để không ngừng học tập, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.

Nhận thức vai trò của mình trong hoạt động dạy học TKTh, từ đó không ngừng tự học, tự bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và những kĩ năng dạy học phù hợp.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, phải tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện, mà mục tiêu cơ bản là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo đƣợc chuẩn hóa, đảm bảo chất lƣợng, đủ số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của GV; thông qua việc quản lý,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 69)