Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

của giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu

- Giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của mình.

- Giúp giáo viên đánh giá đúng kết quả học tập và từ đó điều chỉnh nội dung và phƣơng pháp dạy học một cách phù hợp.

3.2.5.2. Nội dung và phương hướng thực hiện a) Bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng cho GV

Tổ chức các buổi chuyên đề, cấp phát tài liệu hƣớng dẫn để GV các định hƣớng hiện nay trong đánh giá (điều chỉnh mục tiêu, nội dung và hình thức kiểm tra); quy chế về kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên theo quyết định 14 chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD &ĐT ban hành.

b) Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên

+ Điều chỉnh nội dung kiểm tra: Nội dung kiểm tra phải đảm bảo kiểm

tra toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng sống và tƣ duy của HS, đồng thời cần chú ý đến tính phổ thông đại trà và tính phân hóa trong dạy học của giáo viên. Hiện nay, một điều bất cập nhất là chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng do Bộ quy định lại vƣợt quá khả năng tiếp thu của trẻ khiếm thính, do đó nội dung kiểm tra cần đƣợc tổ chuyên môn thảo luận kỹ, kiểm tra cần đƣợc chia nhỏ từ dễ đến khó để vừa đánh giá sát đối tƣợng, vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục đã vạch ra.

+ Điều chỉnh hình thức kiểm tra: Để vừa đảm bảo tính khách quan vừa

nhiều hình thức kiểm tra khác nhau nhƣ quá trình dạy học của giáo viên, sự phát triển của HS kết hợp cả hai hình thức trên.

+ Điều chỉnh cách thức kiểm tra: Việc kiểm tra, đánh giá GV thƣờng

do HT, PHT thực hiện theo quy trình kiểm tra, đánh giá nhƣ sau:

Đánh giá kết quả dạy học ở các môn học và hoạt động giáo dục mỗi năm và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt đƣợc mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh xếp loại, góp phần nâng cao chất lƣợng toàn diện, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực và tự tin trong dạy học.

- Đánh giá kết quả dạy học của giáo viên ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp cần phải:

+ Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan và trung thực.

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.

+ Phối hợp đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của GV, đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Nhƣ vậy, ngay từ đầu năm học, yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên dạy trẻ khiếm thính, theo đúng yêu cầu đánh giá cấp học, đƣợc triển khai đến toàn bộ GV và thực hiện trong cả năm học để HT, PHT có cơ sở lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho toàn trƣờng.

Để đảm bảo tính chính xác, công bằng khách quan, khi thực hiện kiểm tra, đánh giá GV cần phải ghi rõ vào phiếu nhận xét. Sau khi kiểm tra xong, kết quả đƣợc PHT nhập vào máy vi tính lƣu lại văn phòng làm minh chứng cho sự phát triển của GV. Nếu có thắc mắc gì về kiểm tra thì GV trao đổi với hội đồng giáo dục.

Cách thức kiểm tra, đánh giá nhƣ thế này vừa đảm bảo tính khách quan, công bằng vừa đánh giá đúng theo năng lực của giáo viên, đồng thời thực hiện giảm bệnh thành tích trong dạy học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- BGH nhà trƣờng phải cung cấp đầy đủ các văn bản quy định về kiểm tra, đánh giá. GV đƣợc bồi dƣỡng về kĩ năng ra đề kiểm tra.

- Ban kiểm tra phải là những ngƣời có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất, nhân cách tốt, nhiệt tình, có uy tín, có sức thuyết phục,… luôn thể hiện sự khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá.

- Tạo tâm lý phấn khởi, tinh thần thoải mái cho giáo viên khi đƣợc kiểm tra, đánh giá.

3.2.6. Tăng cường đầu tư và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị phục vụ dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu

CSVC, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần quyết định chất lƣợng dạy học, bởi vậy BP này nhằm:

- Nâng cao ý thức tự giác sử dụng các thiết bị dạy học trong các tiết dạy học của giáo viên, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng giờ lên lớp nói riêng và HĐDH nói chung, tạo điều kiện cho học sinh “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế”.

- Huy động các nguồn lực để đầu tƣ, quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ tác động tích cực đến chất lƣợng dạy học.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt CSVC, TBDH hiện có của nhà trƣờng, tạo điều kiện tốt cho giáo viên thực hiện các yêu cầu của hoạt động giảng dạy.

3.2.6.2. Nội dung và phương hướng thực hiện

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách đƣợc cấp để thƣờng xuyên bổ sung và mua sắm các thiết bị cần thiết phục vụ việc dạy học, đồng thời tu bổ, sửa chữa những thiết bị còn có thể dùng đƣợc cho hoạt động dạy học.

- Tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tăng cƣờng xây dựng các mối quan hệ của nhà trƣờng để vận động các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân góp phần xây dựng bổ sung CSVC và trang thiết bị phục vụ cho hoạt

động dạy học.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả, sử dụng tối đa công suất các thiết bị dạy học.

- Có những quy định để khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học. Việc tự làm thiết bị dạy học không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn có tác dụng giáo dục rèn luyện kỹ năng thực hành cho GV.

a) Tổ chức bồi dưỡng cho GV, nhân viên thư viện về ý thức và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học (TBDH).

Có thể tổ chức cho GV đƣợc đi tập huấn kỹ năng sử dụng TBDH hoặc có thể mời các chuyên gia của các công ty thiết bị trƣờng học đến hƣớng dẫn. Tổ chức và duy trì việc tập huấn thƣờng xuyên cho GV đứng lớp sử dụng TBDH thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn dƣới sự chỉ đạo của PHT.

b) Tổ chức khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị

+ Các tổ chuyên môn nghiên cứu chƣơng trình để lập ra kế hoạch sử dụng TBDH, kế hoạch sử dụng phòng phục hồi, phòng luyện nghe cho từng khối lớp và cho từng GV trong khối để tránh sự chồng chéo lẫn nhau nhằm khai thác tối đa công suất hiện có của nhà trƣờng.

Nhờ kế hoạch này mà GV có thể chủ động đề xuất với nhân viên thƣ viện chuẩn bị TBDH cho từng tuần. PHT chuyên môn, tổ trƣởng và nhân viên phòng thƣ viện, phòng phục hồi chức năng mỗi ngƣời giữ một bản kế hoạch để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện. Việc sử dụng TBDH của từng GV cũng đƣợc đƣa vào kế hoạch dạy học bộ môn và có sự phê duyệt của tổ chuyên môn. Hàng tuần, trong kế hoạch dạy học của GV phải có ghi TBDH sử dụng cho từng bài để Ban Giám hiệu dễ dàng kiểm tra. Nhân viên phòng thƣ viện, phòng phục hồi chức năng, phòng luyện nghe, phòng vi tính phải có sổ bàn giao để đánh giá việc sử dụng và có chế độ báo cáo thƣờng xuyên về tình hình sử dụng TBDH.

+ Tổ chức Hội thi GV làm đồ dùng dạy học trong nhà trƣờng từ đó mở rộng, liên kết tổ chức cho các trƣờng dạy trẻ khuyết tật trong tỉnh để khuyến

khích, động viên GV sử dụng TBDH và có chế độ khen thƣởng, xử phạt rõ ràng.

+ Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản TBDH dựa trên Quy chế thiết bị giáo dục (Ban hành kèm theo quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 01 năm 2000 của Bộ GD&ĐT) để quản lý chặt chẽ thiết bị, tránh mất mát, hƣ hỏng do những nguyên nhân chủ quan. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của nhà trƣờng cho GV và HS để mỗi ngƣời tự thấy có trách nhiệm phải thực hiện.

c) Trang bị, mua sắm và tự làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học

Nhà trƣờng đƣợc trang bị TBDH nhƣng hàng năm vẫn phải tự tổ chức mua sắm, bổ sung và làm thêm TBDH mới đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động dạy học. Do đó, HT, PHT cần thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra, rà soát toàn bộ TBDH hiện có, căn cứ danh mục và mẫu TBDH tối thiểu đã đƣợc Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung TBDH tối thiểu, phù hợp với tình hình thực tế nhà trƣờng, tránh lãng phí. Để việc mua sắm, bổ sung đảm bảo hợp lý và có hiệu quả cần lấy ý kiến đề xuất từ các tổ trƣởng chuyên môn.

+ Kêu gọi cộng đồng tham gia xây dựng thƣ viện, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học bằng nhiều hình thức, đồng thời thông qua phụ huynh, các đơn vị, các tập thể và cá nhân để tìm nguồn tài chính và các thiết bị bổ sung cho thiết bị dạy học của nhà trƣờng.

+ Khuyến khích GV, HS tự làm đồ dùng dạy học bằng cách mở các đợt vận động tự làm đồ dùng dạy học gắn liền với việc cải tiến phƣơng pháp dạy học. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, thi sử dụng đồ dùng dạy học giỏi và có khen thƣởng cho những cá nhân, tập thể làm tốt công tác tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trƣờng phải có các phòng phục hồi chức năng, phòng thƣ viện, phòng dạy cá nhân, phòng tin học phục vụ yêu cầu tối thiểu cho dạy học.

- Phải có nhân viên phụ trách thƣ viện, thiết bị, máy vi tính.

- Mọi giáo viên trong nhà trƣờng phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Đƣa việc sử dụng TBDH là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy. - Hội cha mẹ học sinh, các tập thể và cá nhân ủng hộ mọi kế hoạch của nhà trƣờng trong việc mua sắm TBDH.

3.2.7. Tăng cường hiệu quả các hoạt động thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật

3.2.7.1. Mục tiêu

- Tạo động lực cho GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học.

- Tạo môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh.

- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần và tạo môi trƣờng việc làm thuận lợi cho GV là vấn đề quan trọng của cán bộ quản lý và phải đảm bảo mục tiêu cơ bản sau : mức thu nhập, mức sống, các chính sách chế độ ƣu đãi, bảo đảm quyền công bằng dân chủ.

3.2.7.2. Nội dung và phương hướng thực hiện

- Xây dựng Quy định về xếp loại thi đua cho cán bộ, GV và công nhân viên trong nhà trƣờng.

- Tổ chức theo dõi việc thực hiện nề nếp hoạt động của GV để cho điểm, đánh giá, xếp loại và khen thƣởng một cách chính xác, công bằng.

- Giáo viên sẽ đem lại hiệu quả cao nếu nhƣ đƣợc chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần và môi trƣờng làm việc thuận lợi. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của GV, là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoạt động tốt, nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đƣờng chính là tích cực tham gia công tác dạy học, học tập và bồi dƣỡng.

a) HT đề ra quy định về xếp loại thi đua bao gồm:

+ Nội dung và các chuẩn đánh giá cụ thể trong đó có các mặt: giờ dạy; hồ sơ sổ sách chuyên môn và công tác chuẩn bị tài liệu, thiết bị phục vụ

dạy học; tình hình thực hiện nề nếp chuyên môn; kỷ luật lao động; các công tác kiêm nhiệm khác. Mỗi mặt đánh giá định ra một mức điểm cụ thể, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ. Kết quả đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng sẽ dựa vào điểm trung bình của các mặt trong đó lấy hệ số hai cho nội dung giờ dạy vì đây là hoạt động quan trọng nhất của GV.

+ Định mức tiền thƣởng bình quân hàng tháng cho mỗi loại. Quy định về xếp loại thi đua phải có sự nghiên cứu, đóng góp và thống nhất trong toàn thể Hội đồng sƣ phạm mới đƣợc đƣa vào thực hiện.

b) Tổ chức theo dõi, chấm điểm cụ thể cho việc thực hiện quy định để đánh giá, xếp loại.

Hàng tháng, các tổ chuyên môn dựa vào kết quả tự bình xét của cá nhân, kết quả theo dõi của nhà trƣờng để tính điểm, xếp loại cho GV trong tổ; đề nghị khen thƣởng với những GV có đóng góp lớn cho các hoạt động nâng cao chất lƣợng dạy học.

+ Hội đồng thi đua của trƣờng họp để rà xét thi đua và đƣa ra dự kiến về xếp loại thi đua cho từng cá nhân, thông báo cho toàn thể GV đƣợc biết và nếu không có ý kiến gì thì HT ra quyết định cuối cùng về xếp loại thi đua và mức thƣởng cho từng cá nhân.

+ Kết quả thi đua hàng tháng sẽ đƣợc dùng để bình xét danh hiệu GV cuối năm dựa trên cơ sở Nghị định 56 của Chính phủ và hƣớng dẫn danh hiệu GV giỏi của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục.

Để có thể thực hiện có hiệu quả công tác thi đua khen thƣởng, HT cần huy động các nguồn tài chính nhƣ quỹ học phí, quỹ hỗ trợ, quỹ dạy nghề ... Làm thế nào để duy trì đƣợc mức thƣởng đều đặn hàng tháng nhằm đạt đƣợc mục đích cải thiện đời sống GV vừa có thể động viên, kích thích GV làm việc. Ngoài việc thƣởng hàng tháng, cần có chế độ khen thƣởng khác cho những GV có các thành tích nổi trội, có những đóng góp cho việc nâng cao chất lƣợng dạy học nhƣ: GV đạt danh hiệu GV giỏi từ cấp trƣờng trở lên; GV có các công trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm có giá trị cho hoạt động dạy học trong nhà trƣờng ...

c) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật

+ Sở Giáo dục & Đào tạo, nhà trƣờng cùng các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp giải quyết, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách và các phúc lợi khác cho đội ngũ giáo viên nhƣ :

+ Thực hiện chế độ trả lƣơng đúng thời hạn, thanh toán chế độ công tác phí, chế độ bồi dƣỡng làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè, nghỉ phép đầy đủ kịp thời.

+ Thực hiện tốt chế độ thăm hỏi, nghỉ dƣỡng khám chữa bệnh cho GV. Kịp thời tổ chức thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, ốm đau, tai nạn.

+ Có chế độ trợ cấp đối với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Cần có chế độ chính sách khen thƣởng ƣu đãi đối với giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua, khuyến khích họ để hoạt động tốt hơn.

+ Có chế độ hợp lý cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học.

+ Trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách cần đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý.

d) Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên

+ Thƣờng xuyên quan tâm tìm hiểu nắm chắc tình hình của đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)