Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 86)

1 HOÀNG VĂN THỤ

3.2.4. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng

3.2.4.1.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng trong chu trình quản lí của ngƣời lãnh đạo, đây là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình mới với chất lƣợng cao hơn. Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên và chính xác sẽ giúp việc nắm bắt thực trạng, kết quả công việc, mức độ đạt đƣợc, từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu, thay đổi phƣơng pháp quản lí, phƣơng pháp tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đƣa nhà trƣờng hoạt động đúng quỹ đạo, thúc đẩy nâng cao chất lƣợng dạy học.

Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ giúp cho việc động viên, khen thƣởng kịp thời những cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích và hạn chế đƣợc những lệch lạc, thiếu sót, hạn chế đồng thời tuyên truyền đƣợc kinh nghiệm tiên tiến ngay trong thực tiễn.

Điều quan trọng hơn cả quản lí là “mối liên hệ ngƣợc” trong quản lí, hình thành nguyên lí tự kiểm tra cho mỗi cán bộ giáo viên và học sinh, tạo khả năng cho cán bộ giáo viên, học sinh tự đánh giá xem xét bản thân, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trƣờng.

+ Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá

Biện pháp làm giảm thiểu sai lệch giữa kết quả kiểm tra và thực tế là phải xây dựng thang đánh giá, vận dụng các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra phù hợp. Trong đánh giá cần lƣợng hóa các tiêu chuẩn hoạt động để ban kiểm tra thống nhất, trên cơ sở điều hòa các mục tiêu giáo dục với thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh kiểm tra, đối tƣợng kiểm tra và xây dựng thành văn bản hành chính chuẩn mực và đƣợc công bố công khai. Dựa vào đó để đối tƣợng kiểm tra cũng có thể tự đánh giá đƣợc kết quả lao động, học tập của mình so với chuẩn qui định để điều chỉnh.

Kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ, có nội dung thống nhất, định lƣợng hóa đƣợc nội dung kiểm tra, có xếp loại cụ thể (kiểm tra của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn, kiểm tra chéo).

Có biện pháp để quản lí, chỉ đạo nề nếp và chất lƣợng kiểm tra, việc chấm chữa cho điểm của giáo viên. Cần có kế hoạch cụ thể, huy động các tổ chức, lực lƣợng nòng cốt trong nhà trƣờng thông qua các phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, các giáo viên giỏi, Đoàn thanh niên trong nhà trƣờng.

Hình thức dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu luôn là một hoạt động kiểm tra tích cực, nó kích thích hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, làm giờ dạy đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp cán bộ quản lí có thông tin chính xác về sự phối hợp giữa thầy và trò.

dạy của thầy (dạy chữ, dạy ngƣời) và hoạt động học của trò (học lễ, học văn). Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm tra và đánh giá của giáo viên đối với học sinh trong quá trình dạy học, việc học sinh thực hiện nề nếp, kỷ luật, ý thức học tập và tự học, góp phần đánh giá hiệu quả lao động sƣ phạm và các mối quan hệ của giáo viên.

Chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, tổ chức lấy phiếu hỏi của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, Ban giám hiệu vào cuối kỳ, nắm đƣợc những thông tin ngƣợc và điều chỉnh kịp thời các kế hoạch hoạt động quản lí, hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng. Ngƣời QL cần kết hợp, sử dụng nhiều biện pháp để thu thập và sử lý thông tin nhƣ:

- Tổ chức gặp mặt trao đổi ý kiến với các cơ quan chính quyền địa phƣơng, hội phụ huynh để tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ nhà trƣờng, trao đổi cùng giáo viên và học sinh.

- Nghiên cứu tài liệu giảng dạy của giáo viên nhƣ kế hoạch, giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài và bài làm của học sinh, có thể làm phiếu kiểm tra về điều kiện, nguyện vọng của giáo viên và học sinh về dạy, học và quản lí nhà trƣờng. Các phƣơng pháp kiểm tra cần đa dạng, phù hợp, hỗ trợ nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của của quản lí và thực tiễn: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp đo lƣờng, phƣơng pháp đối thoại, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp điều tra đặc biệt là “kiểm tra phòng ngừa” để giúp cho giáo viên, học sinh ý thức đƣợc việc kiểm tra, học đƣợc cách kiểm tra. Chất lƣợng của đội ngũ giáo viên phải đƣợc đánh giá thƣờng xuyên qua từng tiết dạy. Các kênh thông tin học sinh, giáo viên, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh. Ngƣời quản lí phải tổng hợp phân tích những mặt tốt của giáo viên, nhắc nhở những mặt còn hạn chế. Từ đó mỗi giáo viên phải tự hoàn thiện mình, phấn đấu vƣơn lên để có năng lực dạy học vững vàng.

một thao tác nghiệp vụ của ngƣời quản lí sau khi kiểm tra và khẳng định ƣu, khuyết của đối tƣợng đƣợc kiểm tra đã làm:

- Điều chỉnh kịp thời những sai lệch của ngƣời kiểm tra, lỗi của ngƣời đƣợc kiểm tra, có tác dụng kích thích hoạt động của đối tƣợng quản lí là cán bộ giáo viên và học sinh.

- Điều chỉnh hoạt động, điều hành tổ chức, điều chỉnh kịp thời các nguồn lực, có biện pháp nhằm giải quyết nhanh chóng những khó khăn trở ngại để quá trình giáo dục diễn ra một cách thuận lợi.

- Giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục và chấp hành nề nếp theo yêu cầu của Hiệu trƣởng. Học sinh điều chỉnh việc học tập, rèn luyện theo yêu cầu của giáo viên, nhà trƣờng.

3.2.4.2. Công tác thi đua, khen thưởng

Hoạt động tất yếu của việc kiểm tra đánh giá là tuyên dƣơng, khen thƣởng, khiển trách và kỷ luật. Các hình thức thi hành kỷ luật đối với các hành vi vi phạm qui chế, qui định của nhà trƣờng, biện pháp chủ yếu là răn đe, phòng ngừa và phải đƣợc điều tra kỹ lƣỡng, rõ ràng.

+ Với cán bộ giáo viên chủ yếu theo đợt 20/11, kết thúc năm học. Nhà trƣờng cần phải tổ chức động viên khen thƣởng kịp thời các gƣơng điển hình trong hoạt động đổi mới PPDH. Khen thƣởng giáo viên giỏi các cấp, giáo viên có học sinh giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm các tập thể lớp có nhiều tiến bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đƣợc áp dụng và phát huy. Có chính sách khen thƣởng, khuyến khích động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong giáo dục toàn diện học sinh.

+ Việc tuyên dƣơng học sinh cần đƣợc duy trì hàng tháng, học kỳ và tổng kết năm học hoặc sau mỗi đợt thi đua có ảnh hƣởng lớn đến việc tạo ra hứng thú học tập tích cực cho học sinh.

việc đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt còn hạn chế của cá nhân, tập thể sau mỗi đợt thi đua là rất cần thiết. Các hoạt động này nên có sự phối hợp giữa hội cha mẹ học sinh và các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)