KHÓ KHĂN Ở HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI 2.1 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lục Yên

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 38)

2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lục Yên

Lục Yên là huyện miền núi, nằm ở phía tây bắc tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh 85 km; có vị trí địa lý quan trọng tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang và Lao Cai. Diện tích tự nhiên của huyện là 806,948km2, trong đó trên 80% là đất đồi núi, địa hình phức tạp, dân số hơn 95783 ngƣời nhƣng phân bố không đồng đều.

Huyện có 24 xã và 1 thị trấn, trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn. Lục Yên là cộng đồng của 13 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Tày ( 60,6% ) và dân tộc Kinh (34%) và đồng các dân tộc anh em khác nhƣ dân tộc Dao (Dao trắng, Dao đỏ) Nùng... sống ở các bản hẻo lánh, xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn.

Khí hậu ở Lục Yên phù hợp cho một số loại cây nhƣ; chè, cam và một số loại cây khác đặc trƣng cho vùng miền. Khoáng sản của huyện tuy không phong phú, song đặc biệt có giá trị kinh tế cao: đá rubi, trong đó có hai viên có thể nói là lớn nhất Việt Nam cân nặng 2300 gram và 1960 gram, và các mẫu đá khác tạo nên làng nghề đặc trƣng làm tranh đá quý.

2.1.1. Lĩnh vực phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ƣớc đạt 9,81, trong đó: Nông lâm nghiệp 5,58%; Công nghiệp xây dựng tăng 9,68%; Dịch vụ tăng 15,34%.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2005 ƣớc đạt 3,267 triệu đồng. - Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt 30.840 ngàn tấn.

- Tổng đàn gia súc chính tăng 5,29%. - Diện tích chè trồng mới và cải tạo 9,1 ha.

- Trồng rừng mới 2,081 ha.

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 101 tỷ đồng.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm 63%; Công nghiệp xây dựng: 22,6%; Dịch vụ thƣơng mại 23,9%.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 38)