Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)

1.1.6.1. Chất lượng

Chất lƣợng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tƣơng đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lƣợng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lƣợng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó các sự vật nhƣ một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật mà không tách rời khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lƣợng của nó. Sự thay đổi chất lƣợng

kéo theo sự thay đổi của vật về căn bản. Chất lƣợng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với thuộc tính qui luật về số lƣợng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy luật ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lƣợng và chất lƣợng.

Theo tác giả Lê Đức Phúc thì: “Chất lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một ngƣời, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác”. [27,tr.25].

1.1.6.2. Chất lượng giáo dục

Là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của ngƣời học và sự phát triển xã hội. “Chất lƣợng giáo dục là sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lƣợng học vấn của một lớp ngƣời mà bộ phận lớn vào đời ngay sau khi ra trƣờng. Sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hoá từ lƣợng sang chất của trình độ dân trí. Bộ phận còn lại nhỏ hơn đƣợc tiếp tục nhận vào quá trình đào tạo chuyên nghiệp. Sự kế tiếp của bộ phận này tạo ra sự chuyển hoá từ lƣợng sang chất của đội ngũ nhân lực có hàm lƣợng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của họ là quá trình giáo dục phổ thông [10,tr.2].

Theo lí thuyết điều khiển học, chất lƣợng giáo dục là “đầu ra” và “đầu ra” không tách rời “đầu vào”. Hai cái này nằm trong một hệ thống với khâu giữa là hoạt động dạy – học của ngƣời dạy và ngƣời học.

Theo tác giả Đặng Xuân Hải thì: “Chất lƣợng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chất lƣợng giáo dục - đào tạo gắn với sự hoàn thiện của tri thức – kĩ năng – thái độ của sản phẩm giáo dục - đào tạo và sự đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng của nền kinh tế – xã hội của nó trƣớc mắt cũng nhƣ trong quá trình phát triển” [17].

1.1.6.3. Chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông

Là sự đáp ứng đƣợc mục tiêu của giáo dục phổ thông nghĩa là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ

năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam XHCN, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chất lƣợng giáo dục THPT đƣợc thể hiện ở chỗ giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thƣờng về kĩ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1.1.6.4. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông vùng khó khăn

Là sự đáp ứng mục tiêu của nhà trƣờng đóng trên địa bàn này, cụ thể là: Học sinh phải đƣợc trang bị kiến thức để có thể hiểu biết về tổ quốc, về cộng đồng các dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ nếp sống văn minh, văn hoá vật chất và tinh thần, về những cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nƣớc đang tiến hành ở miền núi, vùng dân tộc… Học sinh phải đƣợc chuẩn bị để đƣợc đạt chuẩn kiến thức các môn học ở các lớp nhƣ học sinh các trƣờng phổ thông trong cả nƣớc. Học sinh phải đƣợc rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để sau khi ra trƣờng có thể tham gia tổ chức và điều khiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng các dân tộc địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)