Muốn hoạt động dạy học trong nhà trƣờng có chất lƣợng, ngƣời quản lí phải nghiên cứu kĩ đặc điểm tâm lí học sinh để có các giải pháp quản lí phù hợp.
Tác giả Võ Thành Nho trong cuốn “Những vấn đề giáo dục học” đã viết: Lứa tuổi thanh niên cấp III là giai đoạn phát triển bồng bột của tâm lí cá nhân: ý thức tự đánh giá, ý thức tự giáo dục đƣợc hình thành, vấn đề lí tƣởng cuộc sống đƣợc đặt ra. Năng lực tƣ duy phát triển, những sự giao tiếp trong cuộc sống đƣợc mở rộng, nguyện vọng tự khẳng định đƣợc thôi thúc, học sinh chuẩn bị bƣớc vào cuộc sống tự lập của một công dân trẻ” [21,tr.38].
Học sinh học ở các trƣờng THPT ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái chủ yếu là học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Do những đặc thù về hoàn cảnh môi trƣờng tự nhiên, xã hội và gia đình mà mỗi dân tộc đều có một hệ thống
quan điểm, trạng thái tinh thần và lối sống mang tính đặc thù rõ rệt trong phong tục tập quán, truyền thống và hành vi ứng xử, thói quen hàng ngày, tạo nên nét tâm lí riêng của mỗi dân tộc. Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo là một nhiệm vụ khó khăn nhƣng hết sức quan trọng vì hiện nay Đảng và nhà nƣớc đang chú trọng đối với giáo dục vùng cao nhằm tạo nguồn đội ngũ cán bộ, trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng cao.
1.3.1.1. Những đặc điểm thuận lợi
Học sinh đang ở lứa tuổi có sự trƣởng thành về thể lực và trí tuệ, so với ngƣời Kinh có trội hơn về sức khỏe. Sự phát triển nhân cách của học sinh dân tộc lứa tuổi THPT đã tƣơng đối ổn định.
Độ nhạy cảm về thính giác và thị giác cao giúp các em thuận lợi trong tri giác, dễ phát hiện các dấu hiệu đơn lẻ bề ngoài. Do đó tƣ duy trực quan hình tƣợng khá tốt.
Các em rất hăng hái nhiệt tình với các hoạt động bề nổi nhƣ thể thao, văn nghệ… Bằng những hoạt động này rất dễ lôi cuốn các em hòa nhập vào tập thể. Các em thƣờng có cuộc sống đầy nội tâm với dáng vẻ bề ngoài trầm lặng, kín đáo nhƣng lại ẩn chứa bên trong những tình cảm chân thành.
1.3.1.2. Những mặt còn hạn chế
Phần đông các em chƣa xác định đƣợc động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chƣa có hứng thú trong việc học.
Đặc điểm nổi bật trong tƣ duy là thiếu thói quen lao động trí óc, ngại động não. Các em thƣờng suy nghĩ một chiều, ngại đi sâu vào các vấn đề rắc rối, phức tạp. Dễ dàng thừa nhận những điều ngƣời khác nói. Quá trình chú ý đã phát triển nhƣng lại hay quên.
Tƣ duy kém linh hoạt, mềm dẻo, khả năng thích ứng với sự thay đổi còn chậm, rập khuôn máy móc, khả năng tƣ duy độc lập còn hạn chế. Các em tƣ duy dễ dàng đối với những sự vật, những hình ảnh cụ thể gần gũi với
cuộc sống, nhƣng lại gặp khó khăn với vấn đề đòi hỏi suy nghĩ trừu tƣợng, phức tạp.
Khả năng phân tích tổng hợp và khái quát hóa kém phát triển. Các em chỉ nắm đƣợc vài thuộc tính mang tính chất cảm xúc [35]. Từ đó dẫn tới việc lĩnh hội khái niệm của học sinh gặp rất nhiều khó khăn và chỉ đạt ở mức độ chất lƣợng thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh ở cuối cấp phổ thông cơ sở tƣ duy kinh nghiệm vẫn chiếm ƣu thế (74,1%), cao hơn so với lứa tuổi. Tƣ duy lí luận mới chỉ đạt 25,9%, thấp hơn so với yêu cầu (72,5%) [30]. Sự định hƣớng tri giác theo nhiệm vụ đặt ra chƣa cao, khả năng kết hợp các giác quan khi quan sát, đặc biệt là việc sử dụng các phƣơng tiện cho quan sát của học sinh dân tộc còn hạn chế.
Một biểu hiện thƣờng hay gặp ở các em là mặc cảm sự yếu kém, lạc hậu không thể học giỏi đƣợc.