Tình hình phát triển giáo dục của huyện

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 38)

- Giáo dục tiểu học: Toàn huyện có 32 trƣờng tiểu học và phổ thông cơ sở với 928 lớp, 17653 học sinh đạt tỷ lệ 99,09% kế hoạch giao (số lớp, học sinh tiếp tục giảm so với năm học trƣớc). Các loại hình lớp hoà nhập, lớp ghép, lớp bán trú, lớp học 2 buổi / ngày vẫn đƣợc quan tâm chỉ đạo và đầu tƣ phát triển (10 trƣờng tổ chức học 2 buổi / ngày với 65 lớp, 2272 học sinh).

- Giáo dục THCS : Toàn huyện có 25 trƣờng với 325 lớp, 19152 học sinh, đạt tỷ lệ 98,44% kế hoạch giao ( số lớp và học sinh đều tăng so với năm học trƣớc); trong đó tuyển mới 4384/4448 đạt tỷ lệ 98,56%.

- Giáo dục THPT: Tổng số lớp: 113, tổng số học sinh: 4950; trong đó tuyển mới: 1794.

- Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên:

+ Bổ túc văn hoá: Tổng số lớp: 9 lớp; tổng số học sinh: 442 học sinh, trong đó tuyển mới 150 học sinh.

Tuy nhiên giáo dục huyện Lục Yên còn những nhƣợc điểm, tồn tại: - Công tác chỉ đạo, quản lí trƣờng học còn yếu, nhất là khâu sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Bộ máy quản lí và hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội học tập.

- Cơ cấu giáo viên chƣa đồng bộ, ngân sách chi cho giáo dục còn thấp (10%). Công tác quy hoạch các trƣờng chƣa đƣợc chú trọng. Trƣờng lớp nhiều nơi còn thiếu, trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học quá nghèo nàn. chất và trang thiết bị dạy học chƣa đáp ứng yêu cầu giảng dạy nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Các vấn đề về nhà ở của giáo viên, nhà bán trú cho học sinh đang là những khó khăn, thách thức lớn cho địa phƣơng và ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Chất lƣợng giáo dục còn hạn chế. Giáo viên các cấp còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các trƣờng vùng cao. Đời sống của cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn. công tác phổ cập giáo dục thiếu tính bền vững. Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và bổ túc THCS chƣa đƣợc chú trọng gây áp lực lớn đối với việc phát triển giáo dục THPT.

- Công tác thanh tra chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đúng mức nhƣ thanh tra công tác quản lí cơ sở vật chất, quản lí tài chính...

- Chất lƣợng đào tạo văn hoá còn thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh, nhiều học sinh tốt nghiệp THCS vùng cao khi học lên THPT không theo đƣợc chƣơng trình chung.

- Công tác phát hiện và bồi dƣỡng học sinh giỏi hiệu quả còn thấp, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia còn rất hiếm hoi.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng văn hoá của học sinh miền núi, nhƣng chủ quan vẫn là các cấp quản lý giáo dục chƣa đầu tƣ đúng mức cho hoạt động dạy và học, đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn nhất là về phƣơng pháp giảng dạy, chƣa có quyết tâm cao và phƣơng pháp giáo dục phù hợp với đối tƣợng học sinh dân tộc miền núi.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)