Thực trạng công tác quản lí

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 51 - 54)

S TT Tên trƣờng

2.2.3.Thực trạng công tác quản lí

2.2.3.1. Đội ngũ quản lí

Năm học 2005 - 2006 các trƣờng THPT: Hoàng Văn Thụ, Hồng Quang, Hồ Tùng Mậu có 10 cán bộ quản lý, trong đó:

- Đảng viên : 10 chiếm 100%.

- Nữ : 02 chiếm 20%.

- Dân tộc : 01 chiếm 10%.

- Trình độ thạc sỹ: 1.

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 3; Trung cấp: 1; Sơ cấp: 6.

- Đã qua các lớp bồi dƣỡng về quản lý: 10 chiếm 100%.

- Có thâm niên quản lý từ 5 năm trở lên: 4 chiếm 33,3%.

Đội ngũ cán bộ QL các trƣờng THPT huyện Lục Yên có độ tuổi trung bình là 40 (thấp nhất 30 tuổi, cao nhất 56 tuổi). Số cán bộ quản lý có thâm niên dƣới 5 năm là 6, chiếm tỷ lệ 60% đều là những đồng chí có chuyên môn vững vàng, trƣởng thành từ thực tiễn giảng dạy, đều đã qua các hoạt động quản lý tổ bộ môn hoặc công tác công đoàn, đoàn trƣờng. Số

cán bộ quản lý có thâm niên từ 5 đến 20 năm : 4 đồng chí, chiếm 40%, đây là đội ngũ cán bộ quản lý đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trƣờng.

Nữ cán bộ QL của ba trƣờng chỉ có 2 đồng chí chiếm tỷ lệ 20%, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm trong công tác bồi dƣỡng, đề bạt nữ cán bộ QL các trƣờng THPT huyện Lục Yên.

Nhìn chung đội ngũ quản lý các trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ, Hồng Quang, Hồ Tùng Mậu nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức vƣơn lên, có trình độ chuyên môn vững vàng; quan hệ chân tình, cởi mở, chan hoà với mọi ngƣời, có kinh nghiệm trong giáo dục. Tuy nhiên, về nghiệp vụ quản lý vẫn còn hạn chế vì khi đƣợc bổ nhiệm nhiều đồng chí đều chƣa qua lớp đào tạo chính quy về nghiệp vụ quản lý. Sau khi bổ nhiệm, nhiều đồng chí đã qua các lớp bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý, nhƣng thời gian còn ít, kiến thức thu đƣợc chƣa toàn diện cho nên năng lực quản lý còn hạn chế, nhất là quản lý về tài chính.

2.2.3.2. Thực trạng công tác quản lí + Công tác xây dựng đội ngũ

Một trong những yêu cầu hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng là xây dựng và quản lí đội ngũ. trong nhiều năm qua các nhà trƣờng đã cố gắng tổ chức và xây dựng đội ngũ giáo viên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.

- Thƣờng xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bằng việc tổ chức nghe chuyên đề, phổ biến các văn bản, tài liệu, chỉ thị của cấp trên qua các buổi sinh hoạt định kỳ.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị đạo đức đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo.

- Phân công lao động theo biên chế hiện có đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

- Duy trì sinh hoạt chuyên môn.

- Phối kết hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng trong việc quản lí dạy và học.

Tuy nhiên, trong việc xây dựng và quản lí đội ngũ vẫn còa bộc lộ những điểm yếu sau:

- Việc nâng cao nhận thức và ý thức chính trị cho giáo viên còn ở mức độ.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm còn hạn chế, nặng về hình thức.

- Công tác phát triển đội ngũ còn nhiều hạn chế. Chƣa đầu tƣ thỏa đáng cho công tác bồi dƣỡng giáo viên giỏi và học sinh giỏi, chƣa kích thích mọi ngƣời phấn đấu vƣơn lên do việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ chƣa thật sát, có trƣờng hợp chƣa khách quan.

+ Chỉ đạo hoạt động dạy học

Quán triệt sự chỉ đạo từ cấp Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trƣờng đã chủ động tích cực, sáng tạo trong công tác quản lí:

- Xây dựng kế hoạch chung, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân hoàn thành kế hoạch riêng ngay từ đầu năm đảm bảo tiến trình hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

- Chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng và quản lí tốt hồ sơ sổ sách của nhà trƣờng, của từng giáo viên.

- Phân cấp quản lí trong nhà trƣờng, các bộ phận, đoàn thể có những chức năng riêng biệt thực hiện mục tiêu quản lí hoạt động dạy học; Các tổ trƣởng chuyên môn chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám hiệu về các lĩnh vực hoạt động của tổ. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về quản lí lớp học…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học nhƣng vẫn còn những bất cập sau:

- Nề nếp sinh hoạt, học tập trong nhà trƣờng chƣa thực sự có tác dụng nâng cao chất lƣợng dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học còn chƣa triệt để

- Kế hoạch bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu còn chƣa đều.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường

- Kiểm tra, duyệt các kế hoạch, văn bản đăng ký thi đua toàn trƣờng ngay từ đầu năm học.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn, kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh.

Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá đối với giáo viên còn mang tính hình thức, chƣa thiết thực, mang lại hiệu quả chƣa cao. Thực hiện qui chế kiểm tra đối với học sinh chƣa đánh giá đúng thực chất chất lƣợng học sinh.

Các thủ tục kiểm tra mang nặng tính hành chính, chƣa có sự động viên, khuyến khích, uốn nắn kịp thời đối với ngƣời đƣợc kiểm tra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 51 - 54)