0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG KHÓ KHĂN Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI (Trang 94 -94 )

1 HOÀNG VĂN THỤ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân, giáo dục là đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ và an ninh quốc phòng.

Chất lƣợng GD là vấn đề quan trọng của mỗi nhà trƣờng, đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Sản phẩm của GD là con ngƣời – nhân cách sức lao động. Do vậy, con ngƣời lao động do nhà trƣòng giáo dục phải là con ngƣời có cả “đức” và “tài”.

Nhiệm vụ của ngành GD và ĐT là nâng cao chất lƣợng và hiệu quả GD, phát triển quy mô GD, gắn đào tạo với sử dụng, thức hiện công bằng trong GD, đẩy mạnh xã hội hóa GD và xây dựng xã hội học tập.

Mục tiêu GD là nhằm xây dựng con ngƣời và thế hệ con ngƣời có lí tƣởng, có đạo đức, có tính tổ chức kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành, có tác phong công nghiệp, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đã tiến hành:

- Nghiên cứu lí thuyết về khoa học quản lí và các tài liệu có liên quan. - Tham khảo các mô hình quản lí của các nƣớc tiên tiến trên thế giới. - Điều tra thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trƣờng THPT huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Việc điều tra, thăm dò đƣợc thực hiện chƣa thật đầy đủ đối với tất cả cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, song phần nào cũng đã thể hiện rõ nét bức tranh chung của thực trạng giáo dục ở các trƣờng này.

- Dựa vào các căn cứ trên, chúng tôi đã hệ thống và đề xuất các giải pháp quản lí đội ngũ giáo viên (chủ yếu là hoạt động giảng dạy), quản lí hoạt động học tập của học sinh (chú trọng đến vấn đề tự học) và các giải pháp hỗ trợ khác nhằm tăng cƣờng hiệu quả khi thực hiện.

Sự nghiệp giáo dục huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, chất lƣợng giáo dục ngày

càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp đạt mức trung bình khá, đa số các em sau khi tốt nghiệp THPT về làm công tác văn hóa ở xã nơi cƣ trú, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp tuy chƣa nhiều song số lƣợng tăng dần qua các năm học.

Qua đó cho thấy rằng, tỷ lệ và tốc độ đạt đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn với xu hƣớng phát triển, đổi mới của cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Để nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng THPT vùng khó khăn, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng, đất nƣớc trong thời gian tới nhất thiết các giải pháp quản lí mà đề tài hệ thống, đề xuất phải đƣợc thực thực hiện đồng bộ, đặc biệt là các giải pháp đối với đội ngũ giáo viên và học sinh.

Trong thực tiễn, các giải pháp nêu trên đã và đang đƣợc áp dụng và đạt đƣợc những kết quả nhất định và tiếp tục có tính khả thi, hiệu quả cao trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn đòi hỏi các nhà quản lí phải hết sức chuyên tâm, cố gắng, nỗ lực, học hỏi, tƣ duy và sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Sự vận hành đồng bộ của các giải pháp nêu trên sẽ thành công trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THPT huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG KHÓ KHĂN Ở HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI (Trang 94 -94 )

×