Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 81 - 86)

S TT Tên trƣờng

3.2.3.Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học

3.2.3.1. Tạo động lực giảng dạy cho giáo viên và động lực học cho học sinh

Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trƣờng, chính sách về giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công tác quản lí ngành, luôn đƣợc xem là động lực tác động từ bên ngoài vào quá trình dạy học. Quyết định trực tiếp làm cho dạy học đạt chất lƣợng hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hội là động lực bên trong đƣợc tạo nên do tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học.

Chăm lo cải thiện đời sống Giáo viên, trƣớc hết là điều kiện sống, làm việc, nghỉ ngơi của giáo viên:

- Tổ chức phòng đợi tốt để giáo viên nghỉ giữa các tiết, có đủ điều kiện vệ sinh, thoáng mát. Có các phƣơng tiện thể thao, giải trí… phục vụ giáo viên ngoài giờ.

- Đảm bảo chế độ đãi ngộ giáo viên theo qui định, bồi dƣỡng chế độ làm thêm giờ, thêm buổi xin hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí để chi cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục tập thể khác.

- Đảm bảo việc nghỉ ngơi của giáo viên trong hè: Tổ chức đi tham quan, du lịch, nghỉ mát.

- Tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình cán bộ giáo viên trong ngày lễ, tết, khi đau ốm, tai nạn rủi ro, trợ cấp khó khăn đột xuất kịp thời.

+ Cải thiện điều kiện lao động

Việc tạo ra các điều kiện sống và làm việc, các điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất cho giáo viên là một trong những nội dung quan trọng bhất của việc tổ chức khoa học lao động sƣ phạm. Nhà giáo dục Nga Ra-chen-cô đã viết: “Hoàn cảnh có thể làm nảy nở tất cả những gì là tốt đẹp trong con ngƣời mà cũng có thể làm thui chột nó đi”.

Trong các điều kiện tâm lí cần nhấn mạnh đến xây dựng một bầu không khí thoải mái trong tập thể, có tác động nâng cao khả năng lao động tạo ra khả năng tự do tất cần thiết cho sự sáng tạo, tránh việc gây ra các xúc động tiêu cực cho giáo viên trƣớc giờ lên lớp. Ban giám hiệu có dự kiến phân công giáo viên cho năm học sau từ cuối học kì 2 của năm trƣớc để mỗi giáo viên có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lí, phù hợp. Sử dụng thời gian lao động của giáo viên thực hiện phân công lao động theo hƣớng chuyên sâu và hợp tác. Phân công để mỗi giáo viên dạy ổn định 1- 2 năm ở 1 hoặc 2 khối lớp, cung cấp cho giáo viên sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và phƣơng tiện dạy học khác, xây dựng thời

khoá biểu hợp lý, có chú ý tới đặc điểm riêng của giáo viên. Tổ chức học tập kinh nghiệm các cơ sở giáo dục tiên tiến điển hình.

+ Cải thiện và xây dựng môi trƣờng, cảnh quan sƣ phạm lành mạnh

Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, thực hiện dân chủ hoá trong nhà trƣờng là động lực thúc đẩy thầy và trò trong quá trình dạy và học.

Xây dựng nề nếp dạy học trong nhà trƣờng tạo cho nề nếp này trở thành thói quen của giáo viên và học sinh. Phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể sƣ phạm là tổ ấm đoàn kết nhất trí, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Thực hiện dân chủ hoá trong nhà trƣờng là phát huy quyền chủ động, sáng tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tăng chất lƣợng các hoạt động trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa. Tăng cƣờng quyền chủ động của nhà trƣờng thực hiện dân chủ và công khai trong việc quản lí nội bộ trƣờng học, kết hợp chế độ thủ trƣởng với nguyên tắc tập trung dân chủ. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn và các tổ chức tự quản trong việc quản lí nhà trƣờng dƣới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Thu hút các lực lƣợng xã hội, cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trƣờng nhằm quản lí, giáo dục tốt học sinh.

Tăng cƣờng thể chế hoá mọi hoạt động của nhà trƣờng nhằm đặt cơ sở pháp lý cho việc dân chủ hoá nhà trƣờng. Thực hiện quản lí nhà trƣờng theo phƣơng thức dân chủ, công khai, công bằng đi đôi với việc giữ vững nề nếp, kỉ cƣơng, chủ động kiểm tra kết quả dạy học phù hợp với diễn biến của quá trình dạy học và quy định chung của ngành.

+ Các biện pháp kích thích

Kích thích là một vấn đề cơ bản của tổ chức lao động khoa học. Ngƣời quản lí tạo ra sự kích thích đối với ngƣời lao động là biến một việc từ cho “phải làm” đến cho “muốn làm” với tất cả bầu nhiệt huyết và tạo sự hào hứng của mình. Lao động trí óc của ngƣời thầy và học sinh đều cần

đƣợc kích thích, biện pháp kích thích là biện pháp kiểm tra sƣ phạm và tâm lí xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

- Biện pháp kinh tế sƣ phạm:

Thực hiện nguyên tắc phân phối bình đẳng trong lao động và hiệu quả công tác trong nhà trƣờng, ngoài giờ lên lớp của giáo viên phải căn cứ vào năng lực, mức độ nặng nhọc và hiệu quả của công việc để trả tiền bồi dƣỡng cho giáo viên. Xác định chức danh của giáo viên với nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ tƣơng xứng.

Xây dựng quỹ khen thƣởng về các mặt: hoạt động giảng dạy, khối lƣợng lao động, các hoạt động giáo dục khác ngoài giờ lên lớp (đạt hiệu quả cao trong công tác đoàn thể).

Xác định mức khen thƣởng theo các thành tích đã đạt đƣợc của giáo viên trong các hoạt động giáo dục, giảng dạy sau mỗi đợt thi đua hoặc cuối kì, cuối năm học.

Thực hiện kỷ luật nghiêm minh với giáo viên vi phạm qui chế hoặc thái độ và hành vi vi phạm qui định hiện hành.

- Biện pháp tâm lí xã hội:

Tạo ra dƣ luận tập thể lành mạnh, tạo ra sự hoà đồng về tình cảm, ý chí, trách nhiệm có tác động tích cực đến tƣ tƣởng hành động của từng thành viên và tập thể sƣ phạm. Tạo ra không khí thi đua, có sự học tập lẫn nhau về tác phong làm việc và các hoạt động tốt đẹp, tạo ra không khí phê và tự phê nghiêm túc, tự giác.

Động viên, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, ƣu tiên chế độ lƣơng bổng, phân công lao động, cân nhắc đề bạt, có chế độ đãi ngộ giáo viên, quan tâm đến hoàn cảnh của giáo viên, học sinh gặp khó khăn để động viên kịp thời.

Việc kiểm tra đánh giá giáo viên cần có kết luận chính xác công bằng, tránh thiên vị. Trên cơ sở khối dạy huy động mọi khả năng và sự

rèn luyện, phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, có ý thức trách nhiệm và yên tâm công tác. Đó là một trong những điều kiện phát huy quyền lực sƣ phạm để tối ƣu hoá việc quản lí quá trình dạy học.

3.2.3.2.Quản lí tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

+ Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có

Sử dụng kinh phí hàng năm để tạo cảnh quan nhà trƣờng khang trang, đẹp đẽ, khu vệ sinh sạch sẽ. Xây dựng tƣờng rào đảm bảo cho các giờ học, buổi học đƣợc an toàn, yên tĩnh.

Ban giám hiệu xây dựng nội qui sử dụng bảo quản CSVC, phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, các phòng học trực tiếp giáo cho các lớp tự quản, có biên bản bàn giao các trang thiết bị vật chất trong ngoài phòng học để lớp có ý thức giữ gìn, vệ sinh bảo quản phòng học của mình.

Xây dựng nội qui, hƣớng dẫn sử dụng phòng thí nghiệm, thƣ viện tạo nên thói quen làm việc nề nếp trong toàn trƣờng, thực hiện nghiêm túc khi sử dụng.

Xác định sử dụng đúng trang thiết bị dạy học, mỗi giáo viên có bản trang thiết bị ngay từ đầu năm, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành theo yêu cầu nội dung chƣơng trình. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dƣỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức cũng nhƣ khách quan.

Tuyên truyền và vận động giáo viên, học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC, trang thiết bị dạy học, đồng thời gắn trách nhiệm tới mỗi tập thể, thành viên trong nhà trƣờng có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ CSVC, trang thiết bị của nhà trƣờng.

+ Tăng cƣờng bổ sung các phƣơng tiện dạy học

Tham mƣu cho cấp trên xây dựng phòng học đúng quy cách đối loại hình trƣờng THPT, phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm vào

mùa đông, đủ bàn ghế cho học sinh, tạo điều kiện dạy và học tốt nhất cho giáo viên và học sinh.

Cần xây dựng mới, bổ sung phòng học, các trang thiết bị, các điều kiện đủ đảm bảo cho học sinh học tốt.

Đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị mới từ các nguồn tài chính khác nhau, nhằm phù hợp với sự thay đổi của chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đồng thời loại bỏ đồ dùng cũ, lạc hậu. Phòng của ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải đƣợc trang bị và trang trí khoa học tiện lợi, phù hợp và có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo thể hiện đƣợc toàn bộ tiến trình thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng và các tổ bộ môn.

Thƣờng xuyên trang bị bổ sung cho thƣ viện, cải tiến cách quản lí phòng thí nghiệm, thƣ viện, huy động tối đa đƣợc các đồ dùng, các loại đầu sách cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Khuyến khích giáo viên, học sinh làm thiết bị, đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan. Sƣu tầm tài liệu, báo, ảnh phù hợp với từng phân môn để phục vụ dạy học.

Huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trƣờng về nhiều mặt, đặc biệt là xây dựng CSVC, trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 81 - 86)