Phương hướng thực hiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 34)

Để nâng cao chất lƣợng giáo dục THPT nói chung, các trƣờng THPT ở vùng khó khăn nói riêng, phƣơng hƣớng chung là phải cải tiến các giải pháp sƣ phạm. Đặc biệt là các giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm thực hiện tốt ba nhiệm vụ nói trên.

- Chú trọng công tác kế hoạch hoạt động chung của nhà trƣờng. Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch của mình một cách cụ thể, đúng quy trình và điều khiển hoạt động của nhà trƣờng theo hệ thống kế hoạch đó. Các kế hoạch này phải xác định đƣợc nhiệm vụ, lí do tồn tại và phát triển, cần thấy đƣợc các điều kiện bên trong cũng nhƣ bên ngoài ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện, những biện pháp, cách thức, hƣớng đi và các biện pháp ƣu tiên thức hiện để đạt mục tiêu.

- Xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng dạy – học cụ thể, thực hiện chức năng quản lí hành chính, xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học làm cho nề nếp dạy học đi vào chiều sâu, có tính hiệu quả.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng và đồng bộ. Quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên. Đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt cho hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Xây dựng tập thể sƣ phạm đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

- Chú trọng công tác quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Quán triệt thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 TƢ Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học, bồi dƣỡng cho học sinh năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

- Hệ thống chƣơng trình quản lí dạy học bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

+ Xây dựng các điều kiện cần thiết khả thi: đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn tài chính và môi trƣờng sƣ phạm.

+ Xác định qui mô phát triển học sinh. + Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học. + Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lí.

+ Xã hội hóa giáo dục, huy động cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức đánh giá kết quả và hiệu quả dạy học.

Với vị trí quốc sách hàng đầu, nền Giáo dục - Đào tạo cần thực hiện những mục tiêu đƣợc Đảng ta đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Việc nắm vững nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục ở những vùng khó khăn để từ đó tìm ra các điều kiện nguồn lực cần thiết, các giải pháp có tính khả thi cao để quản lí hoạt động dạy học hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)