Không ngừng nâng cao năng lực của chủ thể quản lý trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 90 - 93)

S TT Tên trƣờng

3.2.5. Không ngừng nâng cao năng lực của chủ thể quản lý trƣờng trung học phổ thông

học phổ thông

3.2.5.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí trong trường trung học phổ thông trên địa bàn miền núi

Đội ngũ QL trƣờng THPT ở các địa bàn miền núi thƣờng không đồng đều về chất lƣợng và có sự khác biệt lớn về trình độ nghiệp vụ quản lý do cơ cấu và thực tiễn công tác cán bộ ở địa phƣơng.

Ngƣời Hiệu trƣởng cần phải có hàng loạt biện pháp thích ứng với nhiều trƣờng hợp, từ khâu tiếp cận vấn đề, khâu xây dựng hệ thống, khâu tổ chức đến việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá tạo ra sức mạnh mới. Hiệu trƣởng phải đổi mới và tổ chức thực hiện đổi mới trong hoạt động dạy và học của nhà trƣờng. Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nhƣ vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững mục tiêu quản lí dạy - học, các nội dung quản lí dạy - học và đặc biệt là nắm vững phƣơng pháp quản lí hoạt động dạy - học ở trƣờng phổ thông trung học.

Hiệu trƣởng là ngƣời điều hành toàn diện các hoạt động của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà nƣớc về chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Do vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải có nhận thức đúng đắn về công tác đổi mới trong nhà trƣờng. Lãnh đạo nhà trƣờng phải là ngƣời “có nghề”, có tâm huyết, mạnh dạn đổi mới công tác quản lý, điều hành, có các phẩm chất cao quý của giáo viên, biết tổ chức, biết đánh giá, trân trọng và phát huy, đồng thời tạo các điều kiện cho những đổi mới đó đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng THPT ở huyện miền núi còn phải hiểu biết về những thay đổi trong văn hoá, tâm

lý cộng đồng ngƣời của huyện cũng nhƣ tâm lý của học sinh khu vực miền núi hiện nay. Đồng thời, Hiệu trƣởng các trƣờng này còn phải hiểu biết ngƣời khác, hiểu giáo viên, biết đánh giá cái mạnh, cái chƣa mạnh của từng giáo viên trong trƣờng để giao việc cho đúng ngƣời, đúng việc, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của họ, giúp họ bồi dƣỡng chuyên môn - nghiệp vụ nhằm giảm thiểu những hạn chế của bản thân .

Đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THPT gồm: Hiệu trƣởng, các Phó hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chuyên môn và các đồng chí lãnh đạo các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng. Hệ thống tổ chức nhà trƣờng có đạt hiệu quả hoạt động hay không một phần quan trọng phụ thuộc vào đội ngũ này có thực sự đổi mới nhận thức đồng thời đổi mới trong hành động không. Hiệu trƣởng, bằng nhiều biện pháp, hình thức, với nội dung cụ thể đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý trong trƣờng các yêu cầu để họ tự đổi mới, cả trong tƣ duy và hành động, tất nhiên coi trọng các biện pháp của họ, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác chuyên môn trong trƣờng. Một biện pháp rất hiệu quả là giao việc cho đúng ngƣời (có đủ năng lực và phẩm chất để đảm nhận công việc đƣợc giao). Qua công tác điều tra cho thấy rất đông giáo viên cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết để phát huy sức mạnh cá nhân tạo thành sức mạnh tập thể trong việc duy trì và phát triển nhà trƣờng. Trong công việc yêu cầu họ lập kế hoạch hành động và bảo vệ kế hoạch đó một cách cụ thể. Hiệu trƣởng góp ý cho kế hoạch của họ, thẩm định tính khả thi của kế hoạch ấy sau đó duyệt cho thực hiện. Đồng thời Hiệu trƣởng phải giao trách nhiệm và quyền hạn đúng mức cho họ, đôi khi cả vấn đề quyền lợi (nếu có).

3.2.5.2. Xây dựng, qui hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ

Để theo kịp sự phát triển không ngừng về quy mô, về yêu cầu của cấp học cũng nhƣ yêu cầu của xã hội đối với GD-ĐT mà Nghị quyết TƢ2 và Chỉ thị 40/ CT của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng CSVN đã đề ra. Ban

giám hiệu, trƣớc hết là Hiệu trƣởng - là trung tâm điều phối, quản lí, lãnh đạo mọi hoạt động dạy học của nhà trƣờng - phải định hƣớng sáng tạo, tổ chức hoạt động của chính bản thân mình với chức năng là ngƣời cầm cân, nảy mực, chịu trách nhiệm cao nhất, đến cùng đối với kết quả dạy - học, chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Với sứ mệnh quản lí một tổ chức xã hội cơ sở - trƣờng học - tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc thì đội ngũ quản lí, đặc biệt là hiệu trƣởng phải là trung tâm hội tụ năng lực chuyên môn, huy động mọi nguồn lực trí tuệ, tài năng, tập hợp đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn trƣờng để thực hiện tốt và nâng cao chất lƣợng giáo dục, đòi hỏi họ phải làm tốt nhiệm vụ của mình:

- Xây dựng kế hoạch khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

- Đƣa ra và áp dụng có hiệu quả những biện pháp quản lý chuyên môn để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

- Tổ chức, huy động, sử dụng có hiệu quả cao nhất tất cả các nguồn lực để duy trì và phát triển hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Giữ vững kỷ luật làm việc, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, đồng thời có cơ sở vững chắc để đánh giá, xếp loại, sử dụng, bồi dƣỡng, đãi ngộ giáo viên một cách thỏa đáng.

- Làm tốt công tác kiểm tra, tìm đƣợc thông tin ngƣợc trong bộ máy là góp phần quan trọng vào việc kiểm soát quá trình giáo dục, đồng thời thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan.

Các giải pháp QL hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THPT Lục Yên, tỉnh Yên Bái có mối quan hệ chặt chẽ, luôn có những tác động chi phối lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự đồng

bộ và thống nhất.Mỗi giải pháp đều vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của các giải pháp còn lại. Do đó, tăng cƣờng các giải pháp QL trong trƣờng THPT cần phải đồng bộ và có tính hệ thống thì hiệu quả của việc nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THPT , đặc biệt là các trƣờng miền núi, khó khăn mới đạt đƣợc yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)