Phƣơng pháp và công cụ quản lý đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 34)

10. Cấu trúc của luận văn

1.6.4. Phƣơng pháp và công cụ quản lý đội ngũ giảng viên

1.6.4.1. Phương pháp quản lý đội ngũ giảng viên

Phƣơng pháp quản lý giáo dục nói chung và quản lý đội ngũ giảng viên trƣờng đại học nói riêng, phải phù hợp với nguyên tắc quản lý và việc sử dụng phƣơng pháp quản lý vừa mang tính khoa học, lại vừa đạt tính nghệ thuật. Các nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục đã quy về ba loại phƣơng pháp quản lý chung là: phƣơng pháp hành chính – pháp luật; phƣơng pháp giáo dục – tâm lý và phƣơng pháp kích thích.

a. Phương pháp hành chính – pháp luật

Phƣơng pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hiệu trƣởng đến đội ngũ giảng viên dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực của hiệu trƣởng theo quy định của pháp luật.

Đặc trƣng của phƣơng pháp hành chính – pháp luật trong quản lý đội ngũ giảng viên là sự cƣỡng bức đơn phƣơng của hiệu trƣởng, là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa cá nhân và tổ chức. Phƣơng pháp này nhằm hai mục đích tổ chức và điều chỉnh. Hiệu trƣởng ban hành các văn bản pháp quy nhƣ quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng, quy định chuẩn hóa trình độ giảng viên, các quy định cụ thể về chuyên môn, về chế độ chính sách của giảng viên,... và thông qua các quyết định quản lý, mệnh lệnh hành chính bắt buộc các bộ phận và giảng viên phải thực hiện nhiệm vụ, nhằm đảm bảo đúng hƣớng về phát triển đội ngũ giảng viên.

Tuy nhiên, ở phƣơng pháp này cũng cần tránh bệnh hành chính, quan liêu, nặng về giấy tờ, thiếu thông tin cần thiết, dễ xa dời quần chúng.

b. Phương pháp giáo dục – tâm lý

“Phƣơng pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể những tác động lên trí tuệ, tình cảm và tâm lý con ngƣời.” [ 16 ]

Mục đích của phƣơng pháp này là thông qua các mối quan hệ liên nhân cách, hiệu trƣởng tác động lên đội ngũ giảng viên nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng cũng nhƣ trình độ thực hiện nhiệm vụ của ngƣời giảng viên (giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học,...); đồng thời chuẩn bị thêm tƣ tƣởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí đoàn kết – lành mạnh,...trong đội ngũ giảng viên và tập thể nhà trƣờng.

Cơ sở khách quan của phƣơng pháp này là các quy luật nhận thức – tƣ duy, các quan hệ và quy luật tâm lý – xã hội – giáo dục, rất phù hợp với đối tƣợng quản lý là đội ngũ giảng viên. Đặc trƣng của phƣơng pháp này là tính thuyết phục, mặt khác là do môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng đụng chạm đến nhiều học thuật, đối tƣợng quản lý là đội ngũ trí thức; vì vậy phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao.

“Phƣơng pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con ngƣời thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức.” [ 16 ]

Kích thích vật chất có thể là quan tâm đến chế độ lƣơng, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ để tăng thu nhập ngoài lƣơng cho đội ngũ giảng viên, chế độ thƣởng khuyến khích cho GV có thành tích xuất sắc,... Kích thích về tinh thần cho GV là việc xét phong tặng các danh hiệu thi đua, các danh hiệu cao quý của nhà giáo, xét kết nạp Đảng, chọn cử GV cho đi học ở bậc cao hơn,...

Trong quản lý ĐNGV, cần kết hợp cả hai loại kích thích trên. Nếu quá coi trọng kích thích vật chất sẽ tầm thƣờng hóa đội ngũ giảng viên. Nếu quá coi trọng kích thích tinh thần sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí.

1.6.4.2. Công cụ quản lý đội ngũ giảng viên

Công cụ quản lý đƣợc coi là những gì chủ thể quản lý sử dụng trong hoạt động quản lý để đạt mục tiêu quản lý.

Công cụ quản bao gồm: chế định giáo dục và đào tạo; bộ máy tổ chức và nhân sự; nguồn tài lực,vật lực; hệ thống thông tin và môi trƣờng; cụ thể là:

a. Chế định giáo dục và đào tạo

Chế định giáo dục và đào tạo là công cụ có tính pháp lý nhƣ: các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, của địa phƣơng; các quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Các văn bản này chỉ phát huy hiệu lực khi nó đi vào thực tiễn, với việc áp dụng, vận dụng, cụ thể hóa trong nhà trƣờng. Nó đƣợc gắn với việc xây dựng các quy định quản lý nội bộ. Chế định giáo dục và đào tạo giúp cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên đƣợc thông suốt, nên nó là chìa khóa, là phƣơng tiện tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên.

Cơ cấu về bộ máy quản lý nhà trƣờng bao gồm tất cả các bộ phận theo phân cấp quản lý, từ lãnh đạo (ban giám hiệu), đến các phòng, khoa, các bộ phận trực thuộc trƣờng, các hội đồng tƣ vấn, các tổ chuyên môn, tổ bộ môn, cán bộ, GV, nhân viên và sinh viên. Bộ máy tổ chức và nhân sự trong nhà trƣờng đƣợc xem là nhân tố quyết định để đạt đƣợc mục tiêu trong công tác quản lý phát triển ĐNGV. Chính vì vậy, trong việc xây dựng, sắp xếp bộ máy tổ chức và nhân sự phải đƣợc hiệu trƣởng quan tâm hàng đầu, làm thế nào để có bộ máy tổ chức tinh gọn, phân cấp, phân quyền rành mạch, bố trí nhân sự phù hợp (đúng ngƣời, đúng việc); thông qua đó để mọi ngƣời phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình.

c. Nguồn tài lực, vật lực

Nguồn tài lực, vật lực để quản lý ĐNGV chính là nguồn tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật đƣợc huy động và sử dụng cho quá trình quản lý. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy – học đầy đủ và hiện đại, cùng với việc đáp ứng nguồn tài chính đƣợc huy động từ nhiều nguồn thu hợp pháp sẽ là phƣơng tiện quan trọng, tất yếu cho công tác quản lý phát triển ĐNGV cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu,... Trƣờng nên chú trọng trang bị đủ các phƣơng tiện máy móc thiết bị (máy vi tính, projector, phòng học trực tuyến qua mạng internet,...) phục vụ cho việc sử dụng giáo án điện tử, cho dạy học hiện đại và khai thác thông tin trên mạng Internet, cho nghiên cứu khoa học.

d. Hệ thống thông tin và môi trường

Thông tin quản lý đƣợc hiểu là tất cả những gì có thể cung cấp cho ngƣời quản lý những hiểu biết về đối tƣợng quản lý, nhằm giúp cho ngƣời quản lý trên cơ sở đó có thể đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn, kịp thời.

Hệ thống thông tin và môi trƣờng phục vụ cho công tác quản lý phát triển ĐNGV là sự nắm bắt, hiểu biết và việc khai thác, xử lý tối ƣu thông tin về khoa học quản lý ĐNGV; về việc phát huy những tác động tích cực của môi trƣờng đối với công tác quản lý.

Trong xã hội hiện đại, ngƣời nào chiếm lĩnh đƣợc nhiều thông tin sẽ có quyền lực mạnh hơn. Hệ thống thông tin và môi trƣờng vừa là điều kiện, vừa là phƣơng tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu quản lý ĐNGV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)