10. Cấu trúc của luận văn
1.6.1. Những vấn đề lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên
Quản lý ĐNGV là một nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhà trƣờng. Quản lý ĐNGV đại học không đồng nghĩa với quản lý viên chức nói chung. Thành công của sự quản lý là không làm hành chính hoá ĐNGV, phải để cho họ khoảng trời tự do trong hoạt động và sáng tạo khoa học, điều kiện quan trọng để GV hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Đặc điểm của công tác quản lý GV là loại hình quản lý hàm chứa hai khía cạnh là quản lý hành chính và quản lý trí thức.
* Về khía cạnh quản lý hành chính: là quản lý GV theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn,... theo quy định của pháp luật, đƣợc thể hiện trong Luật Giáo dục, Pháp lệnh cán bộ - công chức, các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc, của ngành, của nhà trƣờng (nhƣ điều lệ, quy chế,...). Đây là nội dung quản lý có tính chất bắt buộc, nhằm làm cho nhà trƣờng, ĐNGV “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của ngành.
* Về khía cạnh quản lý trí thức: Trƣớc hết, ngƣời lãnh đạo cần phải hiểu rõ: đặc thù của đội ngũ trí thức là lao động trí óc theo thiên hƣớng cá nhân và đặc trƣng của lao động sƣ phạm là giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Sản phẩm của nhà giáo là nhân cách của ngƣời học, đó là giá trị gốc – “giá trị sinh ra mọi giá trị”. Vì vậy, tác động quản lý lên ĐNGV, tức là phải khai thác tiềm năng của chính họ, phải biết khơi dậy và làm tăng thêm tính chủ động sáng tạo của từng ngƣời, của tập thể bằng một tổ chức và một cơ chế quản lý thích hợp có hiệu quả cao.