10. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Biện pháp về quy hoạch đội ngũ giảng viên
3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Quy hoạch giúp cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Nhà trƣờng, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.
Để quản lý ĐNGV một cách có hiệu quả và đúng hƣớng thì việc dự báo là yêu cầu đầu tiên mà Trƣờng cần phải làm; chỉ có làm tốt công tác dự báo thì Đảng uỷ, BGH mới có thể có căn cứ để lập kế hoạch cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sàng lọc.
Quy hoạch cần đảm bảo tính chiến lƣợc của Nhà trƣờng, của từng Khoa để có thể bù đắp tối đa những sự biến động, những nhiệm vụ bất thƣờng ngoài kế hoạch. Quy hoạch dài hạn dành cho kỳ hạn từ 10 đến 20 năm, quy hoạch trung hạn từ 5 đến 10 năm, quy hoạch ngắn hạn từ 1 đến 5 năm.
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể ĐNGV của Trƣờng cần căn cứ vào định hƣớng phát triển chiến lƣợc giai đoạn 2010 – 2015, và quy hoạch phát triển ĐNGV của các khoa để đảm bảo việc xây dựng phát triển ĐNGV diễn ra trình tự, có tổ chức, có hiệu quả và có thể quản lý đƣợc.
3.3.1.2. Nội dung
Yêu cầu lập quy hoạch đội ngũ giảng viên
Căn cứ Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Công văn số 1325/BGDĐT- KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ GD&ĐT, hƣớng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 GV quy đổi. Từ đó, Ban giám hiệu quy hoạch ĐNGV đủ về số lƣợng, loại hình, đồng bộ và cân đối về cơ cấu theo yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo.
Dự kiến về tổ chức bộ máy của Trƣờng, sẽ là yếu tố liên quan đến công tác quy hoạch ĐNGV về số lƣợng và cơ cấu GV cần thiết để đảm bảo số ngành đào tạo; đến việc đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí GV tham gia quản lý,...
Dự kiến trƣớc những biến động về số lƣợng GV những năm tới: số lƣợng GV chuyển đi, nghỉ hƣu từng năm, từng giai đoạn và theo từng chuyên ngành để chủ động tuyển dụng bổ sung kịp thời, phòng tránh hụt hẫng.
Có kế hoạch tiêu chuẩn hóa giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên, cán bộ quản lý và tiêu chuẩn giảng viên do Trƣờng xây dựng. Cần phải
tiếp tục và tạo điều kiện bố trí cho giảng viên đƣợc đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu quy định.
Bảo đảm đội ngũ giảng viên có đủ theo bộ môn, theo trình độ đào tạo, theo thâm niên nghề nghiệp, độ tuổi, nam - nữ, đảng viên, đoàn viên, ngƣời có điều kiện công tác lâu năm tại Nhà trƣờng. Có đủ đội ngũ giảng viên cốt cán cho các bộ môn, các khoa.
Lập quy hoạch xây dựng ĐNGV của Trƣờng cần phải có những quy định cụ thể mức độ sẽ thực hiện hàng năm. Trong quá trình thực hiện sẽ nảy sinh những vấn đề mới; vì vậy, hàng năm cần xem xét và điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
Trong khi xác định biên chế để lập quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cần chú ý tính toán thật chi tiết thời gian cần thiết để hoàn thành những nhiệm vụ quy định cho từng chức danh, trên cơ sở đó có thể xác định số ngƣời cần cho công việc, Cần tránh khuynh hƣớng cồng kềnh bộ máy, nhiều ngƣời mà ít việc. Điều đó chẳng những gây tình trạng lãnh phí, mà còn là nguyên nhân gây ra sự suy bì, mất đoàn kết trong nội bộ.
Quy trình thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên
Công tác quy hoạch đƣợc tiến hành theo quy trình 5 bƣớc sau đây: a. Bƣớc 1: Dự báo nhu cầu về ĐNGV
Theo xu hƣớng phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đến năm 2020, tác giả thống nhất với dự báo về quy mô về tổng số học sinh, sinh viên ở năm 2015 (nhƣ đã nêu ở mục 3.1.4.2), song Nhà trƣờng nên điều chỉnh thêm loại hình đào tạo ngoài chính quy trong quy mô đào tạo giữa các loại hình cho phù hợp (tổng số không đổi); từ đó làm cơ sở để dự báo nhu cầu về đội ngũ giảng viên.
- Phân tích, đối chiếu số lƣợng, cơ cấu, trình độ, năng lực làm việc, thái độ và kết quả làm việc và các phẩm chất cá nhân của ĐNGV và cán bộ quản lý theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trƣờng.
- Đánh giá cơ cấu tổ chức: Loại hình hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ công việc trong cơ cấu tổ chức làm cơ sở cho việc tổ chức lại bộ máy, xây dựng quy chế chức năng, nhiệm vụ các tổ chức, đơn vị và điều chỉnh sắp xếp lại ĐNGV, cán bộ quản lý.
Bộ máy tổ chức của Trƣờng hiện nay với 12 khoa, 06 trung tâm, 05 phòng chức năng theo tác giả là rất gọn, phù hợp. Nhà trƣờng luôn quan tâm đến vấn đề phát triển về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, vì vậy luôn đảm về số lƣợng GV. Tuy vậy, có một số vấn đề trong bộ máy tổ chức và biên chế đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phòng chức năng biên chế còn ít, về cơ bản, vẫn có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc nhƣng công việc nhiều khi bị dồn nén, quản lý thiếu chặt chẽ;
- Xem xét các chính sách quản lý ĐNGV trong Nhà trƣờng (tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, khen thƣởng, kỷ luật,…) làm cơ sở để đổi mới chính sách đối với GV và cải tiến hoạt động quản lý GV của Trƣờng.
c. Bƣớc 3: Quyết định khả năng đáp ứng về ĐNGV
Trong bƣớc này, tiến hành so sánh nhu cầu cần có của ĐNGV Nhà trƣờng với thực trạng ĐNGV hiện nay và điều kiện thực tế để xác định khả năng đáp ứng ĐNGV so với nhu cầu. Sau đó lựa chọn các giải pháp để khắc phục sự thiếu hụt GV nhƣ: tuyển dụng mới, động viên GV dạy thêm giờ, sử dụng đội ngũ cán bộ ở các phòng, trung tâm của Trƣờng, hợp đồng thỉnh giảng từ bên ngoài,...
d. Bƣớc 4: Lập kế hoạch thực hiện Kế hoạch quy hoạch ĐNGV bao gồm: - Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng GV; - Kế hoạch bố trí lại cơ cấu tổ chức;
- Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng GV; - Kế hoạch về quan tâm, đãi ngộ GV; - Kế hoạch tinh giản biên chế.
e. Bƣớc 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch quy hoạch của Trƣờng - Xác định những sai lệch giữa mục tiêu đặt ra với quá trình thực hiện kế hoạch;
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch đó;
- Đề ra các giải pháp điều chỉnh sai lệch và các biện pháp hoàn thiện việc quản lý xây dựng ĐNGV của Trƣờng.
3.3.1.3. Cách thực hiện
a. Biện pháp 1:Thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giảng viên
Điều kiện quan trọng đầu tiên để lãnh đạo trƣờng sƣ phạm quản lý tốt ĐNGV của mình là phải nắm chắc tình hình đội ngũ về các mặt: Lý lịch bản thân, quá trình đào tạo, quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng, sở trƣờng, mặt mạnh, mặt yếu,…. Tìm hiểu ĐNGV là phải tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân, từng đơn vị và tập thể, từ đó chọn lọc những nội dung phục vụ cho mục đích bồi dƣỡng và sử dụng ĐNGV ngày càng tốt hơn.
Để tìm hiểu đội ngũ giảng viên cần tiến hành qua các công việc: Nghiên cứu hồ sơ, quan sát, đánh giá, xem xét dƣ luận tập thể gắn với chức năng kiểm tra của Hiệu trƣởng và tiếp xúc cá nhân. Việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình đội ngũ giảng viên là biện pháp thƣờng xuyên nhƣng cũng phải có chọn lọc, trọng tâm theo đối tƣợng, loại hình cán bộ hay từng mặt phẩm chất, năng lực của giảng viên trong những thời gian nhất định, đặc biệt là xu hƣớng phát triển nhân cách và hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên.
b. Biện pháp 2: Tiến hành sắp xếp tổ chức và xác định biên chế giảng viên
Bất kỳ một tổ chức nào, bộ máy và cơ cấu nhân sự của nó cũng đƣợc xem là phƣơng tiện quyết định để thực hiện mục tiêu của tổ chức đó. Hoạt
động của bộ máy tổ chức chỉ có thể phát huy hiệu quả khi các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và nhân sự của tổ chức đảm bảo về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu và đƣợc sắp xếp, bố trí một cách khoa học. Tiến hành sắp xếp lại tổ chức theo hƣớng đảm bảo cho tổ chức có một số lƣợng hợp lý là yêu cầu thƣờng xuyên, cơ bản và rất quan trọng. Tính hợp lý về số lƣợng biểu hiện ở sự tinh giản tới mức tối ƣu, bộ máy gọn nhẹ nhƣng vẫn hoạt động có hiệu quả. Tính hợp lý về số lƣợng còn biểu hiện ở sự cân đối về cơ cấu và phù hợp với yêu cầu công việc, với điều kiện tài lực, vật lực hiện có.
Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trực thuộc, nhất là các tổ chức hành chính để định rõ: những nhiệm vụ nào không còn phù hợp; những nhiệm vụ trùng lặp cần chuyển giao cho bộ phận khác thực hiện.
Phƣơng án sắp xếp tổ chức và xác định biên chế đội ngũ giảng viên cần phải xác định tải trọng chuyên môn của giảng viên; đƣợc hiểu là số giờ dạy/năm mà mỗi giảng viên phải đảm nhận. Tải trọng này là khác nhau đối với các môn học khác nhau, ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào chức danh, phụ thuộc vào chế độ làm việc đối với giảng viên do Nhà nƣớc qui định, phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, phụ thuộc vào khả năng tận dụng chất xám của những giảng viên có năng lực của Nhà trƣờng.
Cơ sở của việc xác định biên chế là tính toán theo khối lƣợng công việc. Do vậy, trƣớc khi kết thúc năm học, Nhà trƣờng cần phải xác định khối lƣợng công việc giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và phục vụ cho năm sau. Trên cơ sở đó, Nhà trƣờng sẽ chủ động trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí và sắp xếp đội ngũ giảng viên, nhằm đáp ứng đủ về số lƣợng và đảm bảo về cơ cấu theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế của Nhà trƣờng trong từng giai đoạn.
Với cách làm này, Nhà trƣờng sẽ thực hiện đƣợc việc phân công đúng ngƣời, đúng việc, giải quyết giảm đƣợc biên chế theo đúng chế độ chính sách, đồng thời mở rộng cơ hội để tiếp nhận thêm giảng viên mới.
Xây dựng cơ cấu ĐNGV giảng dạy theo ngành nghề đào tạo, theo độ tuổi, giới tính, nghiệp vụ sƣ phạm,... tối ƣu cho từng giai đoạn phát triển của Nhà trƣờng. Ấn định việc xem xét, điều chỉnh cơ cấu ĐNGV hằng năm cho phù hợp với yêu cầu thực tế và xu hƣớng phát triển. Nhà trƣờng cần lƣu ý trong cơ cấu ĐNGV ở các mặt sau:
- Về ngành nghề đào tạo
Việc xây dựng ĐNGV đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà trƣờng hiện nay là rất quan trọng, mang tính chiến lƣợc và khoa học. Tuy là đào tạo đa ngành, nhƣng căn cứ khả năng, xu hƣớng phát triển hiện nay, Nhà trƣờng cần xác định cho mình một vài ngành trọng tâm, mũi nhọn và có định hƣớng tập trung đầu tƣ mang tính chiến lƣợc. Nhà trƣờng cũng phải tính tƣơng lai những năm sau, có thể có những ngành đào tạo không còn đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội, không còn đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng; từ đó có phƣơng án tuyển dụng, sử dụng ĐNGV một cách hiệu quả nhất.
- Về nghiệp vụ sƣ phạm
Đội ngũ giảng viên của Trƣờng hiện nay có thâm niên giảng dạy bình quân còn thấp, với trên 50% thâm niên dƣới 5 năm. Giảng viên trẻ có tính xông xáo, nhạy bén, có khả năng phát triển, nhƣng kinh nghiệm chƣa nhiều là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo. Vì vậy Trƣờng cần phải tích cực trong việc đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên của mình; lƣu ý trong tuyển dụng, thu hút đƣợc những giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy để bổ sung những thiếu hụt hiện nay.
d. Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh giảng viên phù hợp
- Tiêu chuẩn chức danh GV là cơ sở rất quan trọng để quản lý chất lƣợng GV. Đó là quá trình lựa chọn, đào tạo và sử dụng GV một cách khoa học và hiệu quả. Do vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh GV đối với Nhà trƣờng là hết sức cần thiết.
- Căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn chức danh GV là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ƣơng (khóa VIII); Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch công chức trong trƣờng đại học – cao đẳng, ban hành theo Quyết định số 538/TCCP – TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ; Điều lệ trƣờng đại học, ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30-07-2003 của Thủ tƣớng Chính phủ...
- Căn cứ thực trạng ĐNGV và quản lý ĐNGV, để tăng cƣờng xây dựng và phát triển ĐNGV của Trƣờng theo hƣớng chuẩn hóa, Nhà trƣờng cần xây dựng tiêu chuẩn chức danh GV và đƣa vào áp dụng. Cấu trúc của tiêu chuẩn chức danh GV là một hệ thống các lĩnh vực, các yêu cầu, các tiêu chí, các mức độ yêu cầu về phẩm chất, năng lực và các mặt khác.
- Áp dụng tiêu chuẩn chức danh GV: Trƣớc khi áp dụng tiêu chuẩn chức danh GV trong trƣờng, cần khảo sát thực trạng GV theo chuẩn đã xây dựng với mục đích để so sánh kết quả khảo sát trƣớc và sau khi áp dụng tiêu chuẩn chức danh GV và rút ra kết luận
- Nếu tiêu chuẩn chức danh GV đƣợc áp dụng nghiêm túc sẽ có những tác dụng:
+ Thúc đẩy sự rèn luyện, phấn đấu tiến bộ về mọi mặt của đội ngũ giảng viên. Mỗi giảng viên có thể tự xác định đƣợc mình đang ở mức độ nào của chuẩn, từ đó họ tự đề ra kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu để khắc phục những hạn chế so với chuẩn, phấn đấu bồi dƣỡng để thi nâng ngạch từ giảng viên lên giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Qua đó sẽ nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.
+ Tiêu chuẩn chức danh GV làm cơ sở, căn cứ để Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho các GV chƣa đạt chuẩn để đạt chuẩn.
+ Tiêu chuẩn chức danh GV làm cơ sở, căn cứ để Nhà trƣờng tuyển dụng, đánh giá, nhận xét GV một cách khoa học, đúng đắn nhất, bảo đảm tính công bằng trong giáo dục, hạn chế các tiêu cực trong quản lý giáo dục.
- Đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm theo Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010 là 40% GV có trình độ thạc sĩ và 25% có trình độ tiến sĩ là một bài toán khó cho Trƣờng. Nhà trƣờng luôn có tỷ lệ thạc sỹ đạt trên 60% và phấn đấu đạt 100% GV là thạc sỹ trở lên sau năm 2014. Tuy vậy, tỷ lệ 25% có trình độ tiến sỹ là tiêu chí để Trƣờng phải phấn đấu. Giải pháp trƣớc mắt là: bằng tuyển dụng bằng chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, dùng đòn bẩy kinh tế kích thích để thu hút chất xám cho Trƣờng.