Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 31)

10. Cấu trúc của luận văn

1.6.3.Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên

1.6.3.1. Công tác tuyển dụng

Tuyển dụng GV là một quy trình gồm một tập hợp các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ĐNGV để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.

a. Nguyên tắc tuyển chọn giảng viên

- Xuất phát từ yêu cầu thật sự của nhà trƣờng;

- Phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đã đƣợc cấp trên quy định, cụ thể hóa cho từng chức danh công việc trong trƣờng;

- Thu hút nhiều ứng viên tham gia tuyển chọn;

- Xây dựng và tuân thủ quy trình tuyển dụng, để chọn đƣợc ngƣời tốt nhất theo yêu cầu công việc.

b. Quy trình tuyển dụng giảng viên

Theo mục 2, Chƣơng II, Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức, công tác tuyển dụng GV nói chung phải thực hiện theo quy trình sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và quyết định hình thức tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý phê duyệt;

- Thông báo tuyển dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; - Thành lập Hội đồng tuyển dụng để:

+ Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng viên chức theo quy chế;

+ Báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để xem xét và ra quyết định tuyển dụng ;

- Ký kết hợp đồng thử việc; làm việc và thực hiện việc bổ nhiệm ngạch viên chức.

1.6.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo và bồi dƣỡng là hai quá trình tác động đến con ngƣời nhằm trang bị mới hoặc trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho mỗi ngƣời với mục đích hoàn thiện, nâng cao khả năng hoạt động nghề nghiệp và các các hoạt động sống trong mỗi lĩnh vực nhất định.

Đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV không chỉ định hƣớng, chú trọng công việc hiện tại của GV, giúp họ có tri thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc mà còn phải trang bị cho họ có đủ năng lực để đảm bảo tốt công việc trong tƣơng lai, phù hợp với đối tƣợng học tập mang tính “cộng đồng” và đảm bảo sứ mạng của nhà trƣờng. Việc đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải xem đây là yêu cầu có tính chiến lƣợc; phải xây dựng đƣợc phong trào tự học, tự bồi dƣỡng trong tập thể sƣ phạm;

- Cần thống nhất giữa bồi dƣỡng về chính trị, tƣ tƣởng, chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn;

- Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng, có tính đến thành tựu mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn;

- Phải có kế hoạch đảm bảo tính liên tục, có hệ thống và trách nhiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ trong suốt thời kỳ hoạt động sƣ phạm;

- Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dƣỡng của từng cá nhân, từ đó xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp. Có thể phối hợp bồi dƣỡng với đào tạo, ngắn hạn với dài hạn, tập trung với

bán tập trung, cán bộ đƣơng chức với cán bộ dự nguồn, dần tiến tới chính quy và hiện đại; thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng với sàng lọc và bổ nhiệm cán bộ.

1.6.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

- Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 2 hoạt động cơ bản của giảng viên đại học. Các hoạt động này có những đặc điểm riêng, nên quản lý đội ngũ giảng viên cũng có những đặc thù, đó là:

+ Vừa kiểm soát đƣợc theo kiểu hành chính, nhƣng vừa không thể kiểm soát theo kiểu quản lý hành chính đƣợc. Ví dụ: phân công giảng dạy, thực địa, thực tập và thực tế,… theo ngày, giờ, số lƣợng có thể kiểm soát đƣợc; nhƣng việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng, đầu tƣ nghiên cứu để thực hiện một đề tài khoa học,…thì khó có thể kiểm soát đƣợc;

+ Hiệu quả của các hoạt động này đƣợc đánh giá qua chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây là những nội dung khó đánh giá chính xác theo định lƣợng;

- Quản lý hoạt động giảng dạy của GV, có thể hiểu là quản lý về hệ thống việc làm của ngƣời dạy trong quá trình dạy học, bao gồm từ xác định mục đích dạy học; soạn thảo chƣơng trình dạy học vĩ mô và vi mô; xây dựng chƣơng trình học tập cho học viên; soạn thảo tài liệu học tập; tổ chức hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của học viên.

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV đƣợc xét ở năng lực nghiên cứu khoa học, thể hiện ở số lƣợng các công trình khoa học và hiệu quả của nó. Đối với nhà trƣờng, thì hoạt động nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất cao ở việc có nhiều đề tài khoa học gắn với yêu cầu phát triển sản xuất kinh tế và xã hội ở địa phƣơng, đƣa các đề tài khoa học đến với cộng đồng.

Thực tế hiện nay, cách đánh giá GV thƣờng chú trọng đến công tác giảng dạy, chƣa quan tâm nhiều đến năng lực nghiên cứu khoa học của GV. Đây là vấn đề cần đƣợc nhà quản lý quan tâm để đánh giá một cách đầy đủ về việc thực hiện nhiệm vụ của GV.

1.6.3.4. Quản lý các hoạt động khác

- Ngoài quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đối với công tác quản lý đội ngũ giảng viên còn phải quan tâm các hoạt động khác của họ, đó là:

+ Việc rèn luyện tƣ tƣởng chính trị và phẩm chất đạo đức;

+ Việc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Tham gia các hoạt động đoàn thể trong nhà trƣờng, hoạt động xã hội mang tính “cộng đồng”; tham gia các công tác đột xuất khác khi đƣợc lãnh đạo, tổ chức phân công.

- Về phía lãnh đạo nhà trƣờng, đó là các vấn đề về việc tạo điều kiện cho giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ, cũng nhƣ việc hoàn thiện công tác quản lý của mình:

+ Tạo môi trƣờng sƣ phạm cho hoạt động của giảng viên; + Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp;

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra trong quản lý đội ngũ giảng viên; + Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thƣởng và trách phạt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 31)