10. Cấu trúc của luận văn
1.6.2. Các chức năng quản lý trong quản lý đội ngũ giảng viên
Bốn chức năng chủ yếu là: kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
1.6.2.1. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là xác định phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển của tổ chức, xác định các kết quả cần đạt đƣợc trong tƣơng lai. Kế hoạch hóa trong quản lý ĐNGV là quá trình xác định, tiên liệu, dự đoán nhu cầu về ĐNGV
trong tƣơng lai đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, đa cấp và tính toán điều kiện, những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
Chức năng kế hoạch hóa bao gồm các quá trình: dự báo, xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu đó.
a. Dự báo
Dự báo là công việc bắt đầu và rất quan trọng của chức năng hoạch định quản lý ĐNGV. Dự báo quản lý ĐNGV là một trong những cơ sở cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng, giúp nhà quản lý thoát khỏi tƣ duy kinh nghiệm, trực giác và là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục của nhà trƣờng.
b. Xác định mục tiêu
Mục tiêu quản lý ĐNGV là “xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, GV của trƣờng có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ GV của nhà trƣờng.”[ 35 ]. Cụ thể hóa yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ĐNGV nhƣ sau:
- Đủ về số lƣợng: Mục tiêu về số lƣợng GV phải đảm bảo theo yêu cầu Ngoài ra, cũng phải căn cứ hƣớng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 GV, giáo viên quy đổi ban hành theo Công văn 1325/BGDĐT- KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ GD&ĐT, để xây dựng biên chế ĐNGV.
- Đạt chuẩn về chất lƣợng: Chuẩn về chất lƣợng ĐNGV cũng đƣợc quy về ba khía cạnh chung, đó là: chuẩn về trình độ chuyên môn sƣ phạm; chuẩn về nghiệp vụ sƣ phạm; chuẩn về đạo đức tƣ cách ngƣời thầy.
- Đồng bộ về cơ cấu: Cơ cấu ĐNGV đƣợc xét trên khía cạnh giới tính, tuổi đời, tuổi nghề, chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm.
Mục tiêu có vai trò làm nền tảng cho hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản lý và quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình quản lý. Vì vậy, khi xác định mục tiêu quản lý ĐNGV, ngƣời hiệu trƣởng cần đáp ứng các yêu
cầu: đảm bảo tính liên tục và kế thừa; phải rõ ràng bằng các chỉ tiêu định lƣợng là chủ yếu; nên có sự kỳ vọng và tiên tiến để thể hiện đƣợc sự phấn đấu của các thành viên; cần xác định mục tiêu trọng tâm để tập trung các nguồn lực; xác định rõ thời gian thực hiện và có các kết quả cụ thể.
c. Xây dựng kế hoạch
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, các phƣơng tiện quản lý, đặc biệt là các nguồn thông tin khác từ công tác điều tra và nghiên cứu; hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý ĐNGV, trong đó thể hiện đƣợc các nội dung về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, sự quan tâm đãi ngộ, sự sàng lọc, đào tạo bồi dƣỡng, công tác phối hợp quản lý ĐNGV,... và các điều kiện về nguồn lực khác, để đảm bảo cho công tác quản lý ĐNGV đạt đến mục tiêu về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu. Nội dung của kế hoạch quản lý ĐNGV phải xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), lựa chọn các phƣơng án và biện pháp tối ƣu để thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Kế hoạch phải thể hiện cụ thể, rõ ràng, phản ánh đƣợc hoạt động chung của nhà trƣờng ở từng thời điểm nhất định (từng năm, từng học kỳ, từng tháng,..), đồng thời cho thấy đƣợc trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trƣờng.
1.6.2.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức là quá trình sắp xếp, liên kết giữa các yếu tố công việc – con ngƣời – bộ máy sao cho phù hợp, ăn khớp nhau cả trong từng yếu tố để đạt đến sự thành công. Nhà quản lý phải hiểu rõ: yếu tố trung tâm của tổ chức là con ngƣời. Do đó đòi hỏi việc bố trí con ngƣời phải phù hợp với công việc (giỏi việc gì làm việc đấy theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ). Nội dung của chức năng tổ chức quản lý ĐNGV bao gồm việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của nhà trƣờng (đảm bảo các nguyên tắc tầm quản lý đƣợc, tính đẳng cấu, rành mạch, tiết kiệm và chuyên môn hóa); xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu; xây dựng các mối quan hệ trong tổ chức; phân công và tổ chức lao động cho ĐNGV một cách khoa học.
1.6.2.3. Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo
Đối với quản lý con ngƣời thì chức năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Trong nhà trƣờng, chức năng lãnh đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lý của hiệu trƣởng để tác động lên đối tƣợng quản lý (cán bộ, viên chức, nhân viên) một cách có chủ đích, nhằm phát huy tiềm năng của họ, biến những yêu cầu chung của tổ chức, của nhà trƣờng thành nhu cầu của mọi ngƣời, hƣớng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống.
Trong quản lý đội ngũ giảng viên, chức năng lãnh đạo có thể coi là quá trình quyết định, là kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý của hiệu trƣởng. Điều quan trọng là ngƣời hiệu trƣởng phải thực hiện quyền chỉ huy và hƣớng dẫn triển khai các nhiệm vụ, bảo đảm thiết thực và cụ thể với khả năng và trình độ của từng thành viên trong tổ chức, phải biết cách tập hợp các thành viên trong nhà trƣờng, trong đó chú trọng đến đội ngũ giảng viên, làm sao cho mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong nhà trƣờng liên kết chặt chẽ, thống nhất về ý chí hành động; đồng thời phải biết động viên lực lƣợng này nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung và mục tiêu về quản lý đội ngũ giảng viên.
1.6.2.4. Chức năng kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra.
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của quản lý. Có thể nói: không có kiểm tra là không có quản lý, kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Kiểm tra nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Quá trình kiểm tra gồm ba bƣớc: Xây dựng các tiêu chuẩn; đo đạc việc thực hiện và điều chỉnh các sai lệch.
Trong quản lý ĐNGV, để thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nêu trên, ngƣời hiệu trƣởng cần phải chú trọng việc rà soát số lƣợng GV đã đủ theo yêu cầu của quy mô đào tạo chƣa để có giải pháp khắc phục. Phải tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học để tác động vào ý thức tự bồi dƣỡng của GV; phát hiện những cá nhân có năng lực, phẩm chất, tạo điều kiện để họ phấn đấu và cống hiến tài năng và trí lực của mình cho sự phát triển của nhà trƣờng; đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những cá nhân chƣa hoàn thành nhiệm vụ để họ khắc phục những hạn chế, vƣơn lên trong công tác. Mặt khác, cần đánh giá đƣợc sự mất cân đối trong cơ cấu GV của trƣờng, để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.